CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO
3.3. Các đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển
triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh
3.3.1. Giải pháp về tài chính
Với những lợi thế về thị trường được mở rộng, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là rất lớn. Để giải quyết các vấn đề về vốn, Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phịng Kế tốn và phịng Kế hoạch – Kỹ thuật, các hoạt động tài chính phải được ghi chép cụ thể, rõ ràng, đáp ứng tốt ngân sách cho mục tiêu của công ty ở từng giai đoạn khác nhau. Với những dự án lớn cần đến nguồn vốn lớn, Cơng ty có thể huy động vốn từ Nhà nước và các tổ chức tài chính.
Quản lý chặt chẽ các tài sản của doanh nghiệp, các tài sản được áp dụng một cách triệt để vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, sử dụng lợi thế kinh tế theo quy mô để tăng năng suất sản xuất sản phẩm.
Chủ động về nguồn vốn đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và cả tiến trang thiết bị, công nghệ, đầu tư phát triển sản phẩm chất lượng cao, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.
3.3.2 Năng lực quản lý và lãnh đạo
Khi nâng cao chất lượng quản lý và lãnh đạo trong doanh nghiệp, Công ty cổ phần phát triển cơng nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh có thể tạo nên sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của các cán bộ cơng nhân viên đang có nhu cầu chuyển sang làm việc khác hoặc các doanh nghiệp có mức lương cao hơn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trước các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Các biện pháp giúp Haindeco nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo như sau:
Thành lập thêm phòng Marketing để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng từ đó thiết kế các sản phẩm mới phù hợp với thị yếu khách hàng, có sức sáng tạo và có sự cạnh tranh trên thị trường.
Bộ máy điều hành quản lý cần có đủ năng lực kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh để tăng hiệu quả, tăng năng suất lao động, giảm thiểu những thất thốt, lãng phí. Mạnh dạn sử dụng các cán bộ trẻ, có sự sáng tạo, năng động, nhiệt huyết với cơng việc, đồng thời, sắp xếp lại các cán bộ không đáp ứng được u cầu của cơng việc, có thể ln chuyển vị trí hoặc sa thải nhân viên, đảm bảo nhân viên trong Cơng ty có đủ sức lực và trí lực để làm việc với hiệu quả cao nhất.
Cử 10 lãnh đạo cấp trung đi học khóa học Thạc sĩ quản trị kinh doanh tăng kiến thức chuyên môn, đồng thời học các kỹ năng giao tiếp với nhân viên trong công ty. Một số kỹ năng cần thiết như giám sát hay truyền cảm hứng công việc cho nhân viên.
Nâng cao hiệu quả quản lý dựa trên sự phân quyền hợp lý, tạo điều kiện và môi trường làm việc để nhân viên thể hiện hết khả năng của bản thân trước lãnh đạo và đồng nghiệp. Nhân viên được giao quyền, ủy quyền và tự chịu trách nhiệm trong hành động của mình. Mở thêm các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện nâng cao tay nghề của nhân viên trong công ty. Đào tạo khoảng 150 nhân viên kỹ thuật, vận hành máy móc và thiết bị cơng trình do cán bộ trong Cơng ty trực tiếp hướng dẫn. Cơng ty có thể mời giáo viên về giảng dạy tại cơng ty cho cán bộ, nhân viên của mình, nhằm giúp nhân viên tiết kiệm thời gian đi lại, đồng thời nhân viên được thực hành tại xưởng ln thì hiệu quả khóa đào tạo sẽ cao hơn, Công ty sẽ vừa tiết kiệm được tiền vừa nâng cao được tay nghề, kỹ năng, kiến thức cho nhân viên.
3.3.3. Giải pháp nâng cao R&D
Các giải pháp R&D sẽ giúp doanh nghiệp tránh bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh cả về công nghệ sản xuất lẫn sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Công nghệ hiện đại, những tiến bộ về khoa học cơng nghệ được Cơng ty hiện đại hóa, đổi mới những dây chuyền sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao và đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các giải pháp R&D là:
Hệ thống máy móc cũ cần có chế độ sử dụng hợp lý, đúng chức năng của từng loại máy. Khi hư hỏng cần nhờ đến các chuyên viên sửa chữa, không để công nhân vận hành tự ý sửa chữa, tránh tình trạng hư hỏng nặng hơn. Đối với các máy móc cũ thường xun hư hỏng thì nên bán để tránh chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tốn kém.
Ưu tiên ứng dụng công nghệ vào các khâu của quá trình sản xuất, thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩm. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, cần duy trì áp dụng để đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín thương hiệu với khách hàng.
Cần thường xuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, với sức cạnh tranh cao hơn, giá thành rẻ hơn, áp dụng cho nhiều phân đoạn thị trường khác nhau, giúp mở rộng thị trường, tăng sự biết đến của khách hàng đối với doanh nghiệp.
3.3.4 Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của mơi trường cạnh tranh, khi có chế độ đãi ngộ hợp lý, môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp giữ chân người lao động, giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Các giải pháp được thực hiện như sau:
Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động, tạo điều kiện cho họ học tập để nâng cao trình độ, khơng chỉ có trình độ chun mơn mà các kỹ năng làm việc cũng được nâng cao. Các công tác đào tạo, huấn luyện đối với công nhân vận hành trực tiếp, giúp nhân viên nâng cao tay nghề trong điều kiện có những thay đổi về cơng nghệ. Có thể
gửi nhân viên tới các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các cán bộ quản lý phải được tạo điều kiện để cập nhật liên tục các thông tin, kiến thức mới trong hoạt động chuyên môn, hoạt động điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Từ đó, giúp nhà lãnh đạo có tầm nhìn mới, tư duy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Phát huy chế độ chính xác tiền lương hợp lý, ưu đãi trong lương bổng, tiền thưởng, phúc lợi cho người lao động. Ưu tiên giữ những lao động có tay nghề bằng các chế độ đãi ngộ tài chính và phi tài chính. Tạo mơi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động.
Thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra, giám sát, cần có hình thức thưởng phát hợp lý, tạo sự cạnh tranh giữa các bộ phận, giữa các nhân viên để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
3.3.5 Các giải pháp marketing hiệu quả
Công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc quảng cáo, xúc tiến bán hàng và cung ứng thêm các dịch vụ hậu mãi để kích thích người tiêu dùng. Ngồi những chương trình quảng cáo tại các hội chợ, triển lãm công ty cũng nên tham khảo các chương trình quảng cáo trên TV để quảng bá hình ảnh thương hiệu cơng ty, thương hiệu sản phẩm. Từ đó khách hàng được tiếp xúc nhiều hơn với hình ảnh cơng ty, thương hiệu sản phẩm.
Tổ chức các buổi hội thảo khách hàng, giới thiệu thương hiệu công ty, chất lượng các sản phẩm, dễ dàng để tìm hiểu thị yếu của khách hàng để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
Đặc biệt, đội ngũ nhân viên bán hàng cần được đào tạo kỹ, chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ tốt. Hiện tại, nhân viên bán hàng của Cơng ty có chất lượng cịn chưa cao, nguyên nhân dẫn đến việc giảm doanh thu sản phẩm. Đội ngũ nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của Cơng ty, giúp khách hàng đến với Công ty nhiều hơn.
3.3.6 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là lợi thế của Công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm phù hợp, đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng nhiều hơn được nhu cầu của thị trường.
Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, đầu tư các hệ thống kiểm soát chất lượng giúp sản phẩm đầu ra đúng tiêu chuẩn, hạn chế mức tối đa hàng lỗi, kém chất lượng. Công ty cần áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng để tăng sức cạnh tranh sản phẩm và nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường. Các chương trình, văn bản quy định, hướng dẫn các quy trình, kỹ năng kiểm
tra chất lượng sản phẩm phải rõ ràng và phổ biến cho mọi nhân viên để nhanh chóng phát hiện ra lỗi và sửa chữa khi lỗi đó chưa qua nghiêm trọng.
Nâng cao hệ thống máy móc, trang thiết bị giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra đề đảm bảo chất lượng cao, sẵ sàng được đưa ra thị trường. Đồng thời cũng cần có chiến lược riêng cho sản phẩm, giúp việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn.
3.3.7 Giải pháp về giá sản phẩm
Công ty cần nhập hàng ở những nhà cung ứng có giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, không nên nhập nguyên liệu chỉ dựa vào mỗi quan hệ quen biết giữa các Công ty với nhau. Cơng ty cần thiết lập quy trình lựa chọn nhà cung cấp cho Cơng ty, đảm bảo không làm trễ nải q trình sản xuất của Cơng ty đồng thời không làm giảm sút chất lượng của sản phẩm được tung ra thị trường. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ giúp hạ giá bán sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty, tăng số lượng tiêu thụ, tăng thị phần.
Chính sách giá của Cơng ty cần linh hoạt, đảm bảo có lãi tùy theo sự biến động của các yếu tố, phù hợp với mục tiêu mà Công ty đề ra. Công ty nên tạo ra mức giá cạnh tranh nhất, sử dụng giá là một công cụ cạnh tranh giúp Công ty cạnh tranh đối với đối thủ cạnh tranh của mình. Cơng ty nên có chính sách giá đãi ngộ phù hợp đối với các khách hàng truyền thống, các khách hàng mua với số lượng lớn như giảm giá bán, tặng thêm các dịch vụ sau bán thích hợp.