Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn dương việt nam (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP Sơn Dương

2.2.1.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Trong 4 năm liên tiếp (2012-2015), tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,25%, năm 2013: 5,42%, năm 2014: 5,98% và năm 2015: 6,5%). Điều này phản ánh xu hướng phục hồi vững chắc của nền kinh tế sau những năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong hệ thống ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, thị trường bất động sản và hoạt động đầu tư.

Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, GDP cả nước năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, GDP bình qn đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng CPI – chỉ số phản ánh phần nào ổn định kinh tế vĩ mô - cũng đang ở mức rất thấp. Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm 2015 tăng 0,64% so với cùng kỳ năm 2014 và lạm phát cơ bản – sau khi loại bỏ giá năng lượng và giá lương thực, thực phẩm nhằm phản ánh chính xác hơn hiệu quả của chính sách tiền tệ - 11 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là 2,08%. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2015 sẽ thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Nền kinh tế cũng đạt được những chuyển biến tích cực về xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% trong năm 2015 (tính đến tháng 9/2015, tỷ lệ nợ xấu đạt 2.9%) và khu vực doanh nghiệp đã có phần ổn định hơn thời gian gần đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố khởi sắc, kinh tế đất nước cũng bộc lộ rõ những yếu kém và mất cân đối khi nền kinh tế đang cơ cấu lại: cán cân thương mại sau 3 năm (2012-2014) thặng dư nhẹ thì sang năm 2015 có chiều hướng thâm hụt; cán cân thu chi ngân sách bị mất cân đối với quy mơ lớn, khó huy động nguồn bù đắp khi nợ công đã vượt 60% GDP, nhất là ngân sách trung ương, đe dọa việc thực hiện nhiều chính sách KTXH quan trọng, trong đó có tăng lương. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nội địa đang phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay từ các ngân hàng là một trong những thách thức của Việt Nam.

Có thể thấy sự phát triển và ổn định của nền kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến q trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và CTCP Sơn Dương Việt Nam nói riêng. Đối với một doanh nghiệp vẫn còn non trẻ như Sơn Dương những biến động kinh tế gây ra những khó khăn trong q trình hoạt động như việc huy động nguồn vồn khi nguồn lực tài chính của Sơn Dương phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay từ các ngân hàng; hay do việc mở của thị trường công ty phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngồi có tiềm lực kinh tế lớn. Các chính sách, đường lối, phương hướng của Nhà nước ln có ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập với sự tràn vào của các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện nay. Vì thế cơng ty cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề này, thường xuyên theo dõi tin tức, biến động kinh tế, chính trị, pháp luật đưa ra những biện pháp đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả.

Mơi trường chính trị - pháp luật

Các nhân tố chính trị, pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo nhiều chiều hướng khác nhau. Sự biến động về chính trị cũng như các quy định của pháp luật có liên quan đến ngành kinh doanh các thiết bị cân điện tử có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho ngành. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị khá ổn định, quốc phòng an ninh vững chắc. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho CTCP Sơn Dương Việt Nam yên tâm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

Những năm gần đây mâu thuần giữa Trung Quốc và Việt Nam về tình hình biển Đơng đã gây ra những khó khăn về kinh tế như: Các nhà đầu tư nước ngoài e ngại về việc đầu tư vào Việt Nam hay phong trào tự phát địi tẩy chay hàng Trung Quốc gây ra những khó khăn cho cơng ty khi có một số mặt hàng của cơng ty được nhập từ Trung Quốc... Hiện nay tình hình quan hệ hai nước đã có những chuyển biến tích cực và dần ổn định.

Sự thay đổi luật pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và CTCP Sơn Dương Việt Nam nói riêng. Cơng ty phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình dựa trên các điều luật có liên quan như: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá... Và các chính sách như: Chính sách thuế xuất nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, chính

sách phát triển ngành, chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng... Tất cả các điều luật và chính sách trên của Chính phủ đều sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Kinh doanh trong một mơi trường chính trị pháp luật ổn định như vậy, CTCP Sơn Dương Việt Nam có những thuận lợi nhất định giúp cơng ty khơng ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển.

Mơi trường văn hóa - xã hội

Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hố và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hố là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Bên cạnh văn hoá, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập trưng bình, phân phối thu nhập, lối sống, học thức và các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống, điều kiện sống. Phong cách tiêu dùng của mỗi tập khách hàng của công ty là khác nhau.

Với việc xác định thị trường của mình là cả nước do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình địi hỏi Sơn Dương nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố văn hoá, xã hội để từ đó hiểu được và đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của thị trường khách hàng mục tiêu.

Môi trường khoa học – công nghệ

Hiện này khoa học công nghệ ngày càng phát triển, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời, tích hợp vào sản phẩm, dịch vụ. Khoa học công nghệ ngày càng chứng tỏ năng lực của nó trong việc làm giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Tuy vậy việc đầu tư và phát triển công nghệ ở nước ta cũng chưa được quan tâm và đầu tư xứng đáng. Nhiều sản phẩm và chi tiết máy cơng ty vẫn phải nhập từ nước ngồi làm chi phí tăng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn dương việt nam (Trang 33 - 35)