Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn dương việt nam (Trang 54 - 57)

6. Kết cấu đề tài

3.2. Các giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Sơn

3.2.5. Một số giải pháp khác

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn: giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết, giảm chi phí cố định, tiết kiệm nguồn lực có hạn của cơng ty một cách hợp lý nhất. Tìm các cách huy động vốn để tiết kiệm chi phí tài chính, có thể huy động nguồn vốn sẵn có từ phí nhân viên vừa có được số vốn nhàn rồi vừa tạo được gắn bó giữa nhân viên và công ty.

Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: đầu tư hồn thiện thêm hệ thống máy tính cho các phịng ban, nhân viên trong cơng ty; Sử dụng các phần mềm quản lý về nhân sự, kế toán... nhằm rút ngắn được thời gian tác nghiệp, tiết kiệm chi phí và thời gian cho nhân

viên; Đầu tư hệ thống Hotline hỗ trợ khách hàng qua mạng nhằm giải quyết các kiến nghị thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hay các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp: tạo dựng những giá trị chung của doanh nghiệp, các mối quan hệ trong công ty, giữa nhà quản trị với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên nhằm tạo ra một mơi trường chun nghiệp với bản sắc riêng từ đó làm động lực cho nhân viên trong công tác và tạo niềm tin ở nơi khách hàng; Tăng cường các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội như giải quyết cơng ăn việc làm, tham gia các phong trào từ thiện, khuyến học, hỗ trợ các trường đào tạo sinh viên tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước...

Một số kiến nghị về phía nhà nước

Hồn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu quốc tế, tạo môi trường kinh doanh ổn định: tăng cường sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Các cơng cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác như: môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp.

Giảm thuế nhập khẩu và đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa dễ dàng hơn, giá thành sản phẩm thấp hơn.

Đầu tư nhiều hơn cho hệ thống giáo dục đào tạo khoa học kỹ thuật và nghiên cứu, tập trung đào tạo về tay nghề và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp. Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống giáo dục, cơ cấu đào tạo, hướng vào những ngành nghề phù hợp với trình độ và yêu cầu của đất nước. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nghiên cứu của các Viện, các trường đại học, các doanh nghiệp đi giao lưu nghiên cứu tại nước ngồi để nâng cao trình độ. Và cả Nhà nước và doanh nghiêp cần có những chế độ ưu đãi cao để thu hút nhân tài và tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.

KẾT LUẬN

Lĩnh lực cung cấp lắp đặt cân điện tử ngày càng cạnh tranh khắc liệt, để tồn tại và phát triển bền vững, các công ty doanh nghiệp phải xây dựng cho mình năng lực cạnh tranh vững mạnh. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế mở cửa, việc gia nhập của các doanh nghiệp nước ngoài làm cho việc cạnh tranh càng khốc liệt, doanh nghiệp nào khơng có khả năng sẽ bị đào thải khỏi thương trường. Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh đống vai trị đặc biệt quan trọng đơi với một công ty muốn phát triển lớn mạnh.

Trên cơ sở những tài liệu đã thu thập được với những cách tiếp cận khác nhau, khóa luận đã hoàn thành được một số nhiệm vụ đã đưa ra. Khóa luận đã đánh giá được thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty, nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân. Qua quá trình phân tích, đánh giá em nhận thấy cơng ty vẫn cịn tồn tại một số điểm yếu như: hoạt động xúc tiến quảng bá vẫn chưa tốt, giá thành sản phẩm vẫn cịn cao,... điều đó làm giảm năng lực cạnh tranh của Sơn Dương trơng mơi trường cạnh tranh khắc liệt. Từ đó những kết luận về điểm mạnh điểm yếu, em đã đề xuất mốt số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại CTCP Sơn Dương Việt Nam như một số giải pháp marketing, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm giá thành sản phẩm...

Tuy nhiên, do thời gian thực tập, nghiên cứu còn ngắn và bản thân vẫn còn thiếu kinh nghiệm nên không thể đi sâu nghiên cứu chi tiết do vậy chun đề vẫn cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo để chun đê khóa luận của em được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách tham khảo

-Dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng-Lợi thế cạnh tranh- Michael E.Porter -NXB Trẻ, năm 2008;

-Tác giả Trần Sửu (Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện tồn cầu

hóa- - NXB Lao Động, năm 2006;

-PGS.TS Ngơ Kim Thanh, Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012;

-Tác giả Bùi Thị Thanh- Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp- - NXB Lao động, năm 2012;

-Th.s Ngô Minh Cách & TS Đào Thị Minh Thanh- Giáo trình quản trị Marketing- Học viện Tài Chính- năm 2013

-PGS.TS Nguyễn Hồng Long & PGS.TS Nguyễn Hồng Việt, Giáo trình Quản trị

chiến lược, NXB Thống Kê, năm 2015.

2. Luận văn tham khảo

- Nguyễn Thị Bé (2011), Luận văn tốt nghiệp- Nâng cao năng lực cạnh tranh của

công ty cổ phần xấy lắp và dịch vụ công nghiệp- Khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học

Thương Mại;

- Đậu Thị Dịu (2015), Luận văn tốt nghiệp- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của công ty TNHH E Phát - Khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại. - Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Luận văn tốt nghiệp- Giải pháp nâng cao năng lực

cạnh tranh cho công ty TNHH Cybertech Việt Nam- Khoa Quản trị doanh nghiệp- Đại

học Thương Mại;

3. Các nguồn tham khảo khác

- Báo cáo tài chính từ năm 2013-2015 của CTCP Sơn Dương Việt Nam;

- Website http://candientucaocap.com/ của Cơng ty TNHH TBĐL và cơng nghiệp Tân Hồng Mai;

- Website http://www.dongdoscale.vn/ của CTCP thiết bị đo lường Đông Đô;

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn dương việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)