Tình hình ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 1997-2001

Một phần của tài liệu Sự tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại VN (Trang 41 - 42)

Năm 1997 1998 1999 2000 2001

Tổng thu NSNN (% GDP) 20.0 19.6 19.0 20.5 21.2

Tổng chi NSNN (% GDP) 22.6 20.3 21.2 22.6 24.4

Thâm hụt ( thặng dư) NSNN ( %GDP) -3.9 -1.6 -3.3 -4.3 -3.5

Nguồn: ADB

Giai đoạn 2002-2010: NSNN đã có chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng thu hằng

chi NSNN trong giai đoạn này tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều vì giai đoạn năm 1991-2001, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 2.8% so với GDP. Bắt đầu từ năm 2006, do hiệu quả chi đầu tư từ NSNN còn nhiều hạn chế nên hàng loạt các chương trình cắt giảm chi tiêu NSNN. Tuy nhiên từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, từ năm 2009 Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp điều hành để chặn đà suy giảm kinh tế. Một trong những giải pháp đó là chính sách tài khóa mở rộng gồm các gói kích cầu. Gói thứ nhất được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17000 tỉ đồng, gói thứ hai với khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích thích đầu tư, phát triển sản xuất.

Với những diễn biến kinh tế từ năm 2007-2010, Chính phủ đã liên tục sử dụng CSTK mở rộng nhằm làm tăng tổng cầu. Kết quả là trong thời gian đó, tăng trưởng kinh tế khá nhưng lạm phát ln rình rập, có thời kỳ lạm phát (CPI) đã lên trên 20%. Chính phủ tăng chi tiêu nhanh và mở rộng trong nhiều năm làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài từ năm 2006-2010.

Một phần của tài liệu Sự tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại VN (Trang 41 - 42)