Tình hình ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2002-2010

Một phần của tài liệu Sự tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại VN (Trang 42 - 43)

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu NSNN (% GDP) 22.3 25.3 25.1 25.7 26.5 26.5 26.3 24.8 26.7 Tổng chi NSNN (% GDP) 24.2 26.4 24.0 25.1 25.3 27.0 25.5 28.1 27.2 Thâm hụt ( thặng dư) NSNN ( %GDP) -2.3 -2.2 0.1 -1.0 1.2 -0.9 0.6 -4.2 -2.1 Nguồn: ADB Giai đoạn 2011-2014:

Từ năm 2011 chính phủ đã thực hiện chủ trương thắt chặt tài khóa, thể hiện qua Nghị Quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011. Chủ trương này tiếp tục được khẳng định bởi Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012.

Từ đầu năm 2012, nhằm ổn định kinh tế vi mô, đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu quan trọng nhất của Chính phủ trong giai đoạn này là kiềm chế lạm phát. Thực hiện mục tiêu này, chủ trương thực hiện CSTT chặt chẽ và CSTK thắt chặt được đặt ra ngay. Thực tế cho thấy ngay từ đầu năm 2012, với việc thực hiện CSTT chặt chẽ và

CSTK thắt chặt, quý 1/2012 mức tăng trưởng thực tế của GDP chỉ đạt vào khoảng 4% (mức thấp nhất trong nhiều năm qua), đi cùng với nó là tiêu dùng giảm mạnh (tởng mức bán le dịch vụ hàng hóa tăng khoảng 5% sau khi loại trừ yếu tố giá cả) và tởng mức đầu tư tồn xã hội tăng rất chậm (chỉ tăng vào khoảng trên 12% và đi kem với nó là đầu tư nước ngoài FDI giảm mạnh (chỉ khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2011 và vay nợ nước ngoài ODA cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, bù lại sự tăng trưởng chậm, trong quý 1/2012 có mức giá tăng giá cả chỉ vào khoảng 0.16% là mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây.

Năm 2014, với khó khăn của nhiều doanh nghiệp đã khiến cho một số khoản thu ngân sách không đạt dự tốn. Chính sách tài khóa 2014 cũng như trong ngắn và trung hạn đang đứng trước những thách thức rất lớn để có thể vừa đáp ứng được yêu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, duy trì ởn định kinh tế vi mơ và đảm bảo an sinh xã hội là bài tốn khó trong điều hành của Chính phủ.

Trong giai đoạn này, tỷ lệ bội chi NSNN khoảng 5% GDP. Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, mức nợ công tăng nhanh để tài trợ thâm hụt ngân sách đã tạo áp lực lên cân đối NSNN gây khó khăn trong điều hành CSTT và CSTK trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Sự tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại VN (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w