Tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo thời hạn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thanh xuân (Trang 52 - 54)

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ lệ Số tiến Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Ngắn hạn 7.243 100% 19.072 76,86% 18.730 66,13% Trung, dài hạn 0 0% 5.742 23,14% 9.593 33,87% Tổng số 7.243 100% 24.814 100% 28.323 100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2015-2017)

Bảng số liệu cho thấy, doanh số dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn tuy có giảm dần về tỷ trọng so với dư nợ trung, dài hạn.Cụ thể, doanh số dư nợ khách hàng năm 2016 tăng 17.571 tỷ đồng, tương ứng tăng 242,59% so với năm 2015; năm 2017 tăng 3.509 tỷ đồng, tương ứng tắng 14,14% so với năm 2016. Trong đó, doanh số dư nợ ngắn hạn năm 2016 tăng 11.829 tỷ đồng, tương ứng tắng 163,32% so với năm 2015;

năm 2017 giảm 342 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,79% so với năm 2016. Bên cạnh đó, doanh số dư nợ trung , dài hạn tăng tuyệt đối và cũng tăng về tương đối qua các năm. Cụ thể, năm 2016 tăng 5.742 tỷ đồng, tương ứng tăng 100% so với năm 2015; năm 2017 tăng 3.851 tỷ đồng, tương ứng tăng 67,07% so với năm 2016

Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Những vướng mắc về thủ tục pháp lý cũng như những điều kiện vay vốn đối với bộ phận doanh nghiệp đã làm cho việc cho vay vốn đối với loại hình doanh nghiệp mang tính rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp và việc phát mại tài sản cũng gặp nhiều khó khăn.

- Bên cạnh đó những hạn chế này cịn xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp, mà vấn đề vướng mắc nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tính khả thi, chưa tạo ra được sự thuyết phục đối với ngân hàng.

- Hơn nữa, hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, nợ nần chồng chất. Họ không muốn cho cán bộ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của họ. Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng không muốn thế chấp tài sản để vay vốn, họ chỉ muốn dựa vào tình hình tài chính và số tiền sẽ thu được trong tương lai của họ nhờ bán sản phẩm. Với những vướng mắc như vậy, quan điểm của Ngân hàng và doanh nghiệp không đồng nhất với nhau nên việc cho vay vốn càng gặp khó khăn.

Như vậy, chi nhánh Thanh Xuân đã khá cứng nhắc trong việc cho các doanh nghiệp vay vốn theo thời gian trung và dài hạn. Việc phân tích, thẩm định, sang lọc quá kỹ càng dẫn đến số dư nợ cho vay trung, dài hạn thấp, việc này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nhưng một lượng không nhỏ khách hàng đã không được tiếp cận với nguồn vốn vay. Chính vì vậy, VCB chi nhánh Thanh Xn nên linh hoạt hơn trong chính sách cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp để các doanh nhiệp này tiếp cận được với nguồn vốn vay cần thiết, nâng cao hiệu quả SXKD, và sự linh hoạt trong khuôn khổ này cũng làm nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng.

- Chỉ tiêu thu nợ

Để đánh giá chất lượng của các khoản cho vay ta cần phải xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Chất lượng cho vay của chi nhánh đối với doanh nghiệp tốt thì điều kiện cần là chỉ tiêu thu nợ phải tốt. Dưới đây là đánh giá về chỉ tiêu thu nợ của chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thanh xuân (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)