Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển thương hiệu brandwork (Trang 26 - 30)

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải chụi tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Muốn đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kinh và hiệu quả kinh doanh, nguồn gốc, phạm vi, mức độ tác động cảu chúng phù hợp với đặc thù của mình. Xác định các yếu tố ảnh hưởng hưởng, mức độ, xu hướng tác động đến hoạt định kinh doanh là nhiệm vụ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng thơng thường được chia làm hai nhóm chính là các nhân tố bên trong, nội tại doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài. Do các yếu tố đặc thù của doanh nghiệp như: nghề nghiệp quy mô, sản phẩm dịch vụ…các nhân tố tác động, mức độ, quy độ tác động của các yêu tố đối với các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau.

a. Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài là các yếu tố ồn tại và tác động đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngồi gồm nhiều yếu tố khác nhau, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm một số nhân tố cơ bản sau:

- Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh ngày nay càng ngày càng gay gắt và quyết liệt. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, phạm vi cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp cùng nghành trong nước mà còn được mở rộng phạm vi quốc tế. Do các doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường phải duy trì lợi thê cạnh tranh của mình. Đó là doanh nghiệp phải từng bước nâng cao chất lượng, giảm giá thành của sản phẩm của dịch vụ của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Nhân tố kinh tế

Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố sau: Lãi xuất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, cán cân thanh tốn, chính sác tiền tệ của chính phủ…Các yếu tố trên thuộc tầm vĩ mô và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng khác nhau, nên

doanh nghiệp cần phải dự kiến, đánh giá được mức độ tác động cũng như xu hướng tác động (tốt, xấu) của từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội của doanh nghiệp này, cũng có thể là nguy cơ của doanh nghiệp khác. Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phương án đối phó một cách chủ động khi tình huống đó sảy ra.

- Nhân tố về công nghệ khoa học

Do tác động mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là những năm gần đây, khoa học công nghệ đã phát triển mang tính đột biến và trực tiếp trở thành lực lượng sản xuất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nên kinh tế ở từng quốc gia và từng doanh nghiệp. Nhờ ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra một năng suất rất cao, với các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hạ, đem lại khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình tốt hơn.

Mặt khác, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ có khi là nguy cơ đem đến cho doanh nghiệ, do đó doanh nghiệp cần phải chú ý, đó là sự lạc hậu rất nhanh chóng của cơng nghệ và các thiết bị kĩ thuật mà doanh nghiệp đang có. Vì vậy khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, đặc biệt là khi tính tốn đầu tư cơng nghệ mới hoặc sản xuất sản phẩm mới doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở xu hướng phát triển cơng nghệ của ngành mình đang sản xuất kinh doanh.

- Nhân tố văn hóa

Sự tồn tại và phát trển của doanh nhiệp luôn gắn với thị trường, do vậy doanh nghiệp phải chú ý đến các yếu tố văn hóa xã hội, vì nó ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng ở thị tường doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu yếu tố về văn hóa xã hội sẽ giúp doanh nghiệp xác định nhưng cơ hội và nguy cơ đối với sản phẩm của chính mình nhằm đề ra những chính sách phù hợp. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế thì các doanh nghiệp khơng chỉ hoạt động kinh doanh trong quốc gia mình mà cịn tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực tồn cầu. Vì vậy việc nghiên cứu về văn hóa xã hội có liên quan chặt chẽ đên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởn rất nhiều đến quyết định chiến lược. Ngày nay người ta nhận thấy rõ ràng: các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi rất nhiều hồn cảnh tự nhiên. Về mặt tích cực con người đã xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường, sân bay… Làm cho điều kiện tự nhiên thay đổi tốt lên. Nhưng ngược lại con người cũng làm cho mơi trường xấu đi rất nhiều. Bởi vậy chính phủ ln địi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp không được làm ô nhiễm môi trường,

không được làm mất cân bằng sinh thái, khơng làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên.

b. Các nhân tố bên trong

Nhân tố bên trong là những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Có thể chia làm các yếu tố này thành hai nhóm. Nhóm các yếu tố khó thay đổi: sản phẩm, kĩ thuật cơng nghệ, trang thiết bị, nguyên liệu muốn thay đổi các u tố thuộc nhóm này thì kinh doanh cần tập trung tài chính để đầu tư. Nhóm các yếu tố dễ thay đổi hơn như: nguồn nhân lực tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất, phương pháp làm việc, các yếu tố thuộc nhóm này dễ cải tiến hơn, ít tốn kém cho doanh nghiệp.

- Sản phẩm dịch vụ

Nếu coi quá trình sản xuất như cái hộp thì đầu vào là yếu tố sản xuất, còn đầu ra là các sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nhiệp cung ứng cho thị trường chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, ngay trước khi doanh nghiệp hoạt động thì phải xác định rõ doanh nghiệp sản xuất cái gì? Hay cung cấp cái gì cho thị trường?

Việc nghiên cứu thiết kế một sản phẩm địi hỏi phải có nhiều cơng sức, thời gian và tiền của. Nhưng việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nếu được chú ý đúng mức sẽ làm tăng doanh thu, lợi nhuận, tức làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà k cần phải đầu tư nhiều. Q trình cải tiến hồn thiện snr phẩm là một quá trình liên tục, bất kể thời gian nào tại doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Phần lớn hiệu quả được tạo ra nhờ bộ máy quản lý được tổ chức và điều hành tốt. Nói cách khác khả năng điều hành tốt giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả, tiết kiệm được chi phí.

Có thể đánh giá trình độ tổ chức bộ máy quản lý dựa trên các chỉ tiêu sau: sự lựa chọn mơ hình cấu trúc tổ chức tốt, bộ máy gọn gàng và hiệu quả, sự phân công chức năng nhiệm vụ quản lý rõ ràng không chồng chéo, sự phân cấp về trách nhiệm và quyền hạn giải quyết công việc hợp lý, tổ chức thông tin trong tổ chức hợp lý…

Trình độ tổ chức bộ máy quản lý thể hiện uy tín và năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp, sẽ tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp (Đồng Thị Thanh Phương, 1996).

- Trình độ kĩ thuật cơng nghệ của doanh nghiệp

Yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là trình độ về cơng nghệ của doanh nghiệp đó như thế nào? Một cơng nghệ hiện đại cho phép doanh nghiệp có những sản phẩm chất lượng tốt, năng xuất lao động cao, giá thành hạ sẽ đảm bảo khả năng canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và đem lại hiệu quả cao cho

doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để đầu tư công nghệ sản xuất mới, doanh nghiệp cần một lượng vốn khá lớn, mà nhu cầu về vốn là một trong những vấn đề khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu vốn lớn cho đầu tư chiều sâu. Do đó nhà nước cần có các cơ chế và chính sách về tình chính, tạo nguồn vốn nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt vấn đề thiếu vốn triền miên hiện nay của doanh nghiệp, có như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện tiếp cận nhanh chóng với trình độ kĩ thuật cơng nghệ mới của thế giới.

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực là vốn quý của doanh nghiệp nó quyết định sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Ngay khi doanh nghiệp đã chọn được mơ hình tổ chức tốt và một day chuyền cơng nghệ hiện đại thì vẫn cần đến những con người giỏi để quản lý và sử dụng chúng. Vì vậy có thể nói rằng cơng việc tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực một cách hiệu quả là một việc mang tính chất sống cịn và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Hội, 2007).

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BRANDWORK

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển thương hiệu brandwork (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)