Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) n ng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty trách nhiệm hữu hạn airseagl (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

4.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Nhà nước cần nhanh chóng nghiên cứu xem xét xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất qn, thơng thống và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics với mục đích tạo cơ sở cho một môi trường logistics minh bạch; trong quan hệ kinh tế quốc tế, nếu cần có thể chỉnh sửa luật trong nước để điều tiết quan hệ logistics theo thông lệ quốc tế.

- Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Luật thương mại trong đó có quy định về dịch vụ logistics.

- Sửa đổi những bất hợp lý trong phân cấp quản lý và thủ tục giấy phép của các Bộ, Ngành khác nhau để tạo điều kiện cho dịng lưu chuyển hàng hóa được thơng suốt. - Hồn thiện cơ chế, chính sách về đất đai, bao gồm cả việc quản lý, sử dụng đất phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics; cơ chế, chính sách về thuế, nguồn vốn, lãi suất… đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ logistics.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động cung ứng dịch vụ logistics.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics.

4.3.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường biển. Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ giao nhận cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ giao nhận ở Việt Nam.

Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng GTVT và hạ tầng mềm ITC, đặc biệt là tại các hành lang kinh tế; phát triển đồng bộ các phương thức vận tải, trước tiên là vận tải đa phương thức: Rà soát và điều chỉnh chiến lược phát triển ngành GTVT và công nghệ thông tin, ưu tiên xây dựng đồng bộ phục vụ các hành lang kinh tế, các cụm cảng biển; tăng cường việc kết nối các phương thức vận tải, nhất là phát triển vận tải đa phương thức để thúc đẩy logistics phát triển hiệu quả. Kết quả là chiến lược phát triển GTVT và công nghệ thông tin sửa đổi; hành lang kinh tế được phát triển hiệu quả và hoạt động logistics phát triển.

(ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm… theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Đồng thời phát triển nhanh các phương tiện vận tải biển và phương tiện xếp dỡ hàng hoá, đặc biệt là làm hàng container. Việc đầu tư phát triển này cần được tiến hành đồng bộ với kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ nội địa.

Cần phối hợp quy hoạch và hợp tác phát triển với các ngành đường bộ, đường sắt và đường sông trong việc xây dựng các khu đầu mối giao thông, các cảng cạn, kho chứa hàng nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng khép kín quy trình cơng nghệ vận tải đa phương thức và logistics một cách có hiệu quả trong tồn ngành giao thơng vận tải.

4.3.3 Nhà nước thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và giao nhận vận tảihàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa xuất nhập khẩu

Nhà nước đã có những biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế: - Hoàn thiện khung pháp lý: Hoàn thiện khung pháp lý cho vận chuyển hàng hóa từ các nước qua Việt Nam để đi các nước khác và ngược lại để đảm bảo niềm tin cho các bạn hàng.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Mở rộng kết nối hạ tầng logistics nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh; nâng cao kiến thức và năng lực cạnh tranh cho các đơn vị vận chuyển của Việt Nam; tăng cường đầu tư hạ tầng và công nghệ cho các hành lang vận tải trọng điểm; phát triển kết cấu hạ tầng, kết hợp Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.

- Cải tiến các thủ tục thơng quan hàng hóa và phương tiện tại cửa khẩu, áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục một cửa, một điểm dừng ở hầu hết các cửa khẩu chính.

- Tăng cường cơng tác thơng tin về hàng hóa và phương tiện qua lại biên giới nhằm giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thơng tin kịp thời trong hoạt động logistics.

4.3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ cho cộng đồng giaonhận hàng hóa quốc tế tại Việt Nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận hàng hóa quốc tế tại Việt Nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Cơ sở hạ tầng phần mềm kỹ thuật số đóng vai trị rất quan trọng đối với thương mại hiện nay bởi các thông tin về sự di chuyển của hàng hóa hiện nay hết sức quan trọng. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của Việt Nam nói chung, ngành Logistics nói riêng cịn nhiều bất cập. Các trang web của các cơ quan chuyên ngành Logistics chưa thực sự mạnh, chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, dữ liệu

thơng tin cịn chưa phong phú, chưa đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhiều khi các trang web ở nước ngoài lại chứa đựng nhiều thông tin về Việt Nam hơn hẳn những website trong nước. Đặc biệt các cơng ty trong nước thì chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về cơng ty mình, những dịch vụ mà mình có. Những tiện ích dành cho khách hàng như hệ thống (Track and Trace) tìm kiếm cơ sở dữ liệu của lô hàng hầu như không doanh nghiệp nào làm được. Phải xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu phải mạnh để nó thật sự giúp ích là cầu nối giữa cộng đồng Logistics Việt Nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

4.3.5 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Việt Nam cần phải có một ngành học về logistics/quản trị chuỗi cung ứng được đào tạo chính quy, bài bản và có hệ thống tại các trường đại học thì nguồn nhân lực mới được cung ứng một cách bền vững và có chất lượng. Do đó, để phục vụ cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực dài hạn và bền vững, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hỗ trợ cho các trường mạnh mẽ hơn nữa trong việc cho phép mở ngành hoặc triển khai đề án như chương trình tiên tiến thực hiện thời gian qua.

Để thúc đẩy ngành Logistics phát triển một cách sâu rộng và tồn diện thì các bộ, ban, ngành có liên quan tới khu vực dịch vụ logistics cần phải hợp tác với nhau chặt chẽ, đặc biệt là Bộ GTVT, Bộ Công thương, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan, VLA, VCCI... để có thể phân định rõ khả năng và trách nhiệm của mỗi bên trong chiến lược phát triển logistics nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực Logistics nói riêng. Bộ GTVT cần phải phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.

Mặt khác, các bộ, ban, ngành cũng cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau để có được sự hỗ trợ cần thiết, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và thực tiễn.

Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo cũng là yếu tố quan trọng. Để nhân lực ngành logistics có đủ cả kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, cần tăng cường hợp tác giữa VLA và các trường nghề để ký các bản ghi nhớ, hợp tác về đào tạo và nghiên cứu phát triển - thực tập nhận sinh viên vào làm việc; hợp tác xây dựng các phịng thực hành mơ phỏng để sinh viên thực hành, xử lý các tình huống cụ thể. Đồng thời, phải kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, tại chỗ, online và nghiệp vụ tiếng Anh theo yêu cầu.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tới năng suất chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế khơng chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, để đạt được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị

trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Và để phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế trong tương lai cần phải có sự nỗ lực của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước chức năng phối hợp hoàn thiện. Chỉ có như vậy thì chắc chắn ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Với việc thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao

nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty trách nhiệm hữu hạn Airseaglobal Việt Nam” em hy vọng sẽ góp được một phần nhỏ bé trong việc

phân tích những thành cơng, hạn chế cịn tồn tại của cơng ty Airseaglobal Việt Nam nói riêng và cơng ty kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế trong nước nói chung từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước sức ép gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Tuy nhiên, trong thời gian nghiên cứu do cịn có nhiều hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nên bài viết của em chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cơ. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (2015), Giáo trình Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế, Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế.

2. PGS.TS Dỗn Kế Bơn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế, NXB Chính trị hành chính.

3. Dương Văn Bạo (2014), Giao nhận vận tải quốc tế, NXB Hàng Hải.

4. Nguyễn Thông Thái, An Thị Thanh Nhàn (2011), Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh, NXB Thống kê.

5. Website công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam: http://airseaglobal.com.vn/ 6. Trang Diễn đàn giao nhận và vận tải Việt Nam: http://www.vietship.vn 7. Trang thông tin điện tử logistics Việt Nam: http://www.logistics.gov.vn

8. Các tài liệu sách báo, bài khóa luận tham khảo tại Thư viện trường Đại học Thương mại.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) n ng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty trách nhiệm hữu hạn airseagl (Trang 47 - 51)