6. KẾT LUẬN KHÓA LUẬN
3.3 Một số kiến nghị về phía nhà nước và ban ngành
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay cịn nhiều khó khăn tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta. Với mục tiêu đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 thì vai trị quan trọng của ngành GTVT đã được Chính phủ xác định rõ ràng. Trong q trình nghiên cứu doanh thu – lợi nhuận tại một doanh nghiệp taxi, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu và thấy rằng trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng taxi vẫn còn những hạn chế. Vậy nên tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau đối với Nhà nước và Bộ GTVT:
- Về công tác quy hoạch: Nhà nước cần yêu cầu các tỉnh cần có đề án quản lý hoạt động taxi. Vì theo thống kê của Sở GTVT các tỉnh thành phố thì hầu hết các tỉnh (trừ Hà Nội, TP.HCM,…) chưa có Quy hoạch vận tải taxi mà chỉ được lồng ghép trong Quy hoạch giao thông vận tải hoặc quy hoạch vận tải. Điều này dẫn đến hoạt động taxi tại các tỉnh, thành phố không được quản lý, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khơng lành mạnh, tình trạng giành giật khách thường xuyên diễn ra...
- Về kết cấu hạ tầng: Nhà nước cần có biện pháp giải quyết tình trạng thiếu kết cấu hạ tầng phụ vụ hoạt động taxi (bãi đỗ xe qua đêm, bãi đỗ xe giao ca, điểm dừng đỗ...).
Thực tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động taxi hiện nay đang thiếu dẫn đến tình trạng đỗ xe tràn lan ra cả lòng đường, vỉa hè, cụ thể thành phố Hà Nội hiện tại chỉ mới đáp ứng được 5- 10% nhu cầu đỗ xe taxi. Điểm đỗ xe taxi chủ yếu do doanh nghiệp, Hợp tác xã sở hữu hoặc thuê của tổ chức, các nhân làm điểm đỗ, bãi đỗ.
Nhiều địa phương chưa quy hoạch, điểm đỗ xe taxi công cộng phù hợp với quy hoạch phát triển Giao thông vận tải theo như quy định tại điều 38 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...diện tích đỗ xe dành cho xe taxi tại khu vực các bến xe khách liên tỉnh là rất nhỏ dẫn đến tình trạng mất trật tự, làm ùn tắc giao thông trước cổng bến xe.
- Về phương tiện: Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hiện tượng taxi dù. Hiện nay vẫn còn tồn tại taxi dù tại các tỉnh, thành phố lớ với phương tiện cũ, khơng đảm bảo an tồn gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của các hãng taxi làm ăn chân chính.
- Về cơ chế chính sách: Nhà nước cần có quy định cụ thể về mức dao động giá cước taxi. Giá cước vận tải taxi hiện nay do doanh nghiệp quy định dẫn đến tình trạng tăng giá cước tùy tiện vẫn xảy ra thường xuyên
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan ban ngành
Hiệp hội giao thông vận tải Việt Nam (Vata) cần tăng cường hơn nữa vai trị của mình và tiếp tục phát huy mục đích liên kết, hợp tác, bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp của hội viên. Trong thời gian qua, Hiệp hội cũng đã làm tốt vai trị của mình đó là
phản biện xã hội; là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của hội viên. Cụ thể như việc hiệp hội giao thông vận tải TP.HCM đã làm rõ mạng lưới vận tải do Uber điều hành thực chất là taxi “dù” và đưa ra kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải chấm dứt hoạt động Uber tại Việt Nam. Việc làm này bảo vệ quyển lợi của các doanh nghiệp taxi chân chính. Hay việc, Hiệp hội giao thơng vận tải Hà Nội đưa ra kiến nghị xem xét taxi là phương tiện cơng cộng thay vì là xe cá nhân bởi vì theo ơng Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội “Hà Nội hiện có 17.000 xe vận chuyển 20 triệu hành khách mỗi năm, thu hút hơn 30.000 lao động, song quan điểm hoạt động taxi là xe cá nhân nên đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp taxi. Doanh nghiệp phải tự kinh doanh, đầu tư mà khơng có hỗ trợ của nhà nước”. Những việc làm trên đều nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp taxi. Những việc làm này là rất cần thiết để các doanh nghiệp có thể bảo vệ lẫn nhau trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt.