Một số quan điểm chủ đạo khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 25 - 27)

IV. Nội dung xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

1.Một số quan điểm chủ đạo khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, nó vừa có tính lịch sử, vừa được duy trì, kế thừa và trường tồn qua nhiều thế hệ thành viên. Đó là tài sản tinh thần, chất keo kết dính các thành viên lại với nhau. Vì vậy doanh nghiệp nào biết chú trọng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp ấy chắc chắn sẽ phát triển bền vững. Trong quá trình xây dựng và phát triển Văn hóa doanh nghiệp, cần nhận thức rõ ràng về một số quan điểm cơ bản như sau.

Quan điểm 1: Lãnh đạo (nhà sáng lập) doanh nghiệp đóng vai trị quyết định trong việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể được tạo lập khi người lãnh đạo doanh nghiệp có đủ sức, đủ tài để sáng tạo ra hệ thống giá trị, xác lập ý nghĩa hoạt động của doanh nghiệp. Họ phải là người khởi xướng,

21

cổ vũ, bênh vực và lan truyền các giá trị văn hóa trong khắp doanh nghiệp. Người lãnh đạo trước hết phải hiểu thấu đáo và sâu sắc các giá trị mà họ khởi xướng, sau đó phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc những tập tục, thói quen và tuân thủ những chuẩn mực chung. Bên cạnh đó, sự chia sẻ, đồng thuận và cùng nhau thực hiện của mọi thành viên trong doanh nghiệp cũng là yếu tố không thể thiếu trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp.

Quan điểm 2: Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp là một q trình lâu dài và địi hỏi sự bền bỉ. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không thể xây dựng trong một, hai ngày mà địi hỏi một q trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những quan niệm giá trị, xu hướng tâm lý và sắc thái văn hóa chung của doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn, phát hiện những hành vi tiêu biểu, những giá trị cao đẹp…, khuyến khích mọi người làm theo, duy trì và ni dưỡng lâu bền để trở thành truyền thống, tập tục và những thói quen khơng dễ dàng thay đổi.

Quan điểm 3: Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với Văn hóa dân tộc và Văn hóa kinh doanh. Luận điểm này đã được phân tích ở phần I, mục 2. Khơng doanh nghiệp nào xây dựng được nền văn hóa thành cơng nếu nó đứng ngồi tác động của Văn hóa dân tộc. Vì thế, khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cần phải tính đến dấu ấn tác động của truyền thống, tập quán, giá trị chung… của Văn hóa dân tộc và Văn hóa kinh doanh.

Quan điểm 4: Văn hóa doanh nghiệp do toàn bộ thành viên của doanh nghiệp tạo nên. Việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp địi hỏi phải giáo dục văn hóa cho tất cả các thành viên, nâng cao tri thức, trình độ đạo đức… làm cho họ hiểu và thấm nhuần những chuẩn mực và giá trị cốt lõi của Văn hóa doanh nghiệp. Chỉ khi nào các thành viên hiểu rõ được các giá trị, các chuẩn mực, truyền thống, tập tục… trong Văn hóa doanh nghiệp, coi doanh nghiệp chính là gia đình của mình và hết lịng phục vụ, thì khi đó doanh nghiệp mới thành công trong việc xây dựng cho mình một nền văn hóa thực sự.

22

Quan điểm 5: Văn hóa doanh nghiệp phải được tiếp cận như một bộ phận cấu thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phải được xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với hệ thống quản trị doanh nghiệp. Khơng thể tồn tại một Văn hóa doanh nghiệp thực sự nếu như các yếu tố khác của hệ thống quản trị doanh nghiệp không được xác lập phù hợp như cơ cấu tổ chức, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp…

Quan điểm 6: Mỗi một doanh nghiệp có một Văn hóa doanh nghiệp riêng. Văn hóa doanh nghiệp có thể là cái phù hợp và ổn định đối với doanh nghiệp này nhưng cũng có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác. Như đã phân tích ở phần khái niệm, Văn hóa doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình từ khi thành lập đến xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, nên nhìn từ một khía cạnh nào đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có nền văn hóa của riêng mình. Bởi thế, khi nghiên cứu hay tham khảo kinh nghiệm xây dựng Văn hóa doanh nghiệp khơng được tùy tiện áp dụng các triết lý, giá trị, chuẩn mực, hành vi ứng xử… của doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 25 - 27)