Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 45)

1. Nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam

Trên thế giới, khái niệm Văn hóa doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc từ những năm 80, nhưng nó mới chỉ du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thập kỷ 90. Đối với phần đơng các doanh nghiệp thì khái niệm Văn hóa doanh nghiệp vẫn cịn rất mới mẻ nhưng đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách thì Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm ngay từ khi mới xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, mặc cho những nỗ lực đáng kể của các nhà nghiên cứu trong việc phổ biến kiến thức về Văn hóa doanh nghiệp nhưng khơng phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng nhận thức được sự tồn tại của Văn hóa doanh nghiệp, chưa nói đến việc tận dụng nó để tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.

41

1.1. Nhận thức về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp

Cuộc khảo sát thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ B2002 – 40 – 17, Đại học Ngoại thương, tiến hành tháng 8 năm 2002 với 58 doanh nghiệp khác nhau

đã đưa ra kết quả: 58,6% số doanh nghiệp được hỏi đồng nhất khái niệm Văn hóa

doanh nghiệp với “đạo đức kinh doanh”. Thậm chí có người cịn cho rằng khơng tồn tại Văn hóa doanh nghiệp trên thực tế, vì “đã kinh doanh thì phải gian trá”. 10,03% doanh nghiệp cịn đồng nhất khái niệm Văn hóa doanh nghiệp với Văn hóa dân tộc.

Năm 2003, một cuộc điều tra khác thực hiện với 45 doanh nghiệp đã cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của giới doanh nghiệp về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003)

Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp Tỉ lệ DN trả lời (%)

Là các thực thể hữu hình, hoạt động văn hóa bề nổi của doanh nghiệp

22,22%

Là các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 24,44%

Là niềm tin, thái độ, giá trị tồn tại trong doanh nghiệp 28,89%

Câu trả lời khác 24,45%

Nguồn: Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài Nghiên cứu khoa học

cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy, nhận thức của các doanh nghiệp về Văn hóa doanh nghiệp năm 2003 đã có những định hình rõ rệt hơn so với cuộc điều tra tháng 8 năm 2002. Nhưng nhìn chung, đại đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có một

42

khái niệm đầy đủ về Văn hóa doanh nghiệp. Theo bảng này, có đến gần 1/4 số doanh nghiệp được hỏi đã cho rằng Văn hóa doanh nghiệp chỉ gói gọn trong “các hoạt động văn hóa bề nổi của doanh nghiệp” – chiếm 22,22%. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tuy đã bước đầu nhận thức được Văn hóa doanh nghiệp là gì nhưng lại rất mơ hồ trong việc xác định các giá trị của Văn hóa doanh nghiệp mình. Phần lớn họ hiểu Văn hóa doanh nghiệp ở lớp vỏ bề ngồi, tức là đồng nhất tồn bộ nền văn hóa với những yếu tố bề nổi như: trang phục, biểu tượng, sản phẩm, cách thức xưng hơ… Vì vậy khi được hỏi “Doanh nghiệp đã có ý thức định hướng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp chưa?”, những cơng ty này trả lời quả quyết là “có rồi” hoặc “đang tích cực xây dựng”. Nhưng khi được hỏi “Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những nền tảng căn bản nào?” hay “Nét đặc thù trong Văn hóa doanh nghiệp của cơng ty là gì?” thì họ khơng trả lời được. Nếu quan niệm một cách đơn giản như vậy, các doanh nghiệp có nguy cơ xây dựng Văn hóa doanh nghiệp một cách hình thức và khơng có chiều sâu, từ đó khơng thể tạo cho mình một nền móng văn hóa vững chắc được. Có 24,44% doanh nghiệp lại quan niệm Văn hóa doanh nghiệp là các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Cách hiểu này tuy đúng nhưng chưa đủ. Chỉ có 13 doanh nghiệp, tức là chưa được 1/3 tổng số doanh nghiệp bắt đầu có cái nhìn sâu hơn tới các giá trị nền tảng bên trong doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp mặc dù có những đặc trưng văn hóa riêng, được xã hội thừa nhận nhưng bản thân doanh nghiệp chỉ biết đến những đặc trưng đó như là truyền thống doanh nghiệp, mà khơng ý thức được đó chính là nền tảng Văn hóa của doanh nghiệp mình. Phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước có truyền thống lao động sản xuất giỏi từ thời kinh tế bao cấp như Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Xe đạp Thống Nhất, Cơng ty Bóng đèn phích nước Rạng Đơng… Trong cuộc khảo sát Văn hóa doanh nghiệp tiến hành tháng 6 năm 2003 cũng thuộc khuôn khổ đề tài trên, cán bộ công nhân viên các nhà máy này đều tỏ ra rất tự hào về nhà máy của mình nhưng khơng hề biết tới khái niệm Văn hóa doanh nghiệp.

Theo cuộc khảo sát về Văn hóa doanh nghiệp thuộc khn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện với 75 doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội năm 2006, kết quả đem lại như sau.

43

Bảng 2.2: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006)

Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp Số DN lựa chọn Tỷ lệ %

Các thực thể, các hoạt động văn hóa bề nổi của doanh nghiệp

19 25,03

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 23 30,67

Niềm tin và thái độ tồn tại trong doanh nghiệp 18 24

Khái niệm khác 15 20,03

Nguồn: Lê Tường Lan (2006), Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Qua cả 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy, khoảng thời gian 3 năm tuy không phải là ngắn nếu xét theo nghĩa đen, nhưng nó lại chỉ là một bước nhỏ trong quá trình thay đổi nhận thức, bởi từ năm 2003 đến 2006, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cách hiểu lẫn lộn khác nhau về doanh nghiệp. Như đã nghiên cứu, Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các yếu tố bao gồm những quá trình và cấu trúc hữu hình có thể nhìn thấy được (sản phẩm, khẩu hiệu, nghi thức…), các giá trị được chấp nhận và các quan niệm nền tảng (niềm tin, nhận thức, cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên…) Tuy nhiên số liệu điều tra này cho thấy, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp năm 2006 vẫn còn khá mơ hồ và chưa đầy đủ. Có 19 trong tổng số 75 doanh nghiệp, chiếm 25,03% cho rằng Văn hóa doanh nghiệp chỉ đơn thuần là các hoạt động bề nổi của doanh nghiệp. Theo quan niệm của phần lớn các giám đốc, Văn hóa doanh nghiệp chỉ đơn thuần dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài như: tổ chức mặc đồng phục, tặng quà sinh nhật hay tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho nhân viên… Hơn nữa, chỉ có 23 doanh nghiệp (30,06%) coi triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là Văn hóa

44

doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng lô gô, triết lý kinh doanh của công ty chỉ là cái mác để quảng bá hình ảnh của cơng ty mà họ chưa nhận thức được vai trị quan trọng của chúng: lơ gơ chính là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về một doanh nghiệp, là yếu tố để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó, cịn triết lý kinh doanh quyết định đến đường lối và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Thực tế chỉ có 10 trong tổng số doanh nghiệp được hỏi đưa ra ý kiến cho rằng: kinh doanh có văn hóa là biểu hiện rất quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp. Đây là vấn đề đáng báo động đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì, kinh doanh có văn hóa, giữ chữ tín với khách hàng và bạn bè quốc tế là điều quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã bước vào những năm đầu tiên hội nhập kinh tế quốc tế sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đất nước hội nhập kinh tế và song song với đó là sự hội nhập về văn hóa, thì thuật ngữ Văn hóa doanh nghiệp khơng cịn thực sự xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài Văn hóa doanh nghiệp ngày càng được trao đổi sơi nổi trên các diễn đàn và phương tiện thơng tin đại chúng. Đã có rất nhiều trang web được thiết lập như www.vhdn.vn hay www.doanhnhan360.com để thảo luận về vấn đề này, thu hút nhiều quan tâm cũng như ý kiến đóng góp của doanh nhân về Văn hóa doanh nghiệp. Việc xác định một cách đúng đắn thế nào là Văn hóa doanh nghiệp, các bộ phận cấu thành, vai trò và cách thức xây dựng Văn hóa doanh nghiệp mang ý nghĩa sống cịn nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn khẳng định mình trong mơi trường hội nhập tồn cầu.

1.2. Nhận thức về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp

Kết quả khảo sát năm 2003 của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội cho thấy: đa số quan niệm cho rằng Văn hóa doanh nghiệp có vai trị điều phối và kiểm sốt các hoạt động của doanh nghiệp.

45

Bảng 2.3: Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003)

Vai trị của Văn hóa doanh nghiệp Tỷ lệ DN trả lời

Điều phối và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp 35,36%

Tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong doanh nghiệp 33,33%

Tạo động lực làm việc cho nhân viên 13,33%

Tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp 8,89%

Giảm các rủi ro 8,89%

Nguồn: Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài Nghiên cứu khoa học

cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

Chỉ có 13,33% ý kiến cho rằng Văn hóa doanh nghiệp tạo nên động lực làm việc cho nhân viên, và chỉ 8,89% cho rằng Văn hóa doanh nghiệp tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các số liệu trên đã chứng minh, dù thời điểm này Văn hóa doanh nghiệp đã được quan tâm tìm hiểu, một số vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đã được nhận ra, nhưng đâu là vai trò quan trọng nhất của Văn hóa doanh nghiệp thì khơng phải doanh nghiệp nào cũng nắm được. Như vậy, tại thời điểm nghiên cứu năm 2003, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có một nhận thức sâu sắc và đúng đắn về khái niệm và tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển lâu dài của tổ chức.

Ba năm sau cuộc khảo sát trên, dựa trên bảng số liệu điều tra của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006, có thể thấy nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp vẫn là vấn đề đáng lo ngại.

46

Bảng 2.4: Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006)

Vai trị của Văn hóa doanh nghiệp Số DN lựa chọn Tỷ lệ %

Gắn kết các thành viên và giảm xung đột 26 34,67

Giảm rủi ro 10 13,33

Tạo động lực làm việc 8 10,67

Nâng cao năng lực cạnh tranh 5 6,66

Điều phối và kiểm soát hoạt động 26 34,67

Nguồn: Lê Tường Lan (2006), Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Số liệu này cho thấy, thời điểm năm 2006, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp khơng có nhiều biến chuyển so với năm 2003. Một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp (34,67%) cho rằng vai trị của Văn hóa doanh nghiệp là để gắn kết các thành viên và giảm xung đột, cùng số lượng ấy cho rằng Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng điều phối và kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp, còn 10,67% tương đương với 8 doanh nghiệp cho rằng Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong quá trình làm việc. Điều đáng lo ngại là chỉ có 5 doanh nghiệp – tương đương với 6,66% trên tổng số các doanh nghiệp được hỏi cho rằng Văn hóa doanh nghiệp tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trên thực tế có rất ít doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp, chỉ khi nào nắm rõ được vấn đề này và chú tâm hơn tới việc xây dựng một nền Văn hóa doanh nghiệp cho bản thân thì doanh nghiệp Việt Nam mới có đủ khả năng đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên thương trường.

47

Mặc dù việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp chưa trở thành trào lưu phổ biến trong giới doanh nghiệp Việt Nam nhưng đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự thịnh vượng ở một số doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Những năm gần đây, có khơng ít doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu xây dựng được Văn hóa doanh nghiệp thành công như Trung Nguyên, Mai Linh, Việt Á..., có những đóng góp đáng kể vì lợi ích của tồn xã hội, thể hiện qua sản phẩm phục vụ lợi ích lâu dài cho cộng đồng, các chương trình từ thiện, khuyến học... Trên trang web của mỗi cơng ty đều có những mục riêng về Văn hóa doanh nghiệp. Nhiều người giải thích điều này là “phú quý sinh lễ nghĩa”, “ăn nên làm ra thì muốn làm gì đó cho khác người”. Nhưng thực chất, tất cả giám đốc của các cơng ty này đều đã có nhận thức đúng đắn về Văn hóa doanh nghiệp và khẳng định: Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của họ. Những doanh nghiệp này đã phần nào tạo dựng được Văn hóa doanh nghiệp thành công trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

2. Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Áp dụng nghiên cứu về cấu trúc của Văn hóa doanh nghiệp ở Chương 1 vào việc làm rõ thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, khóa luận sẽ tập trung phân tích các khía cạnh sau của Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam theo mức độ quan trọng giảm dần. Đầu tiên là các giá trị thuộc phạm vi bên trong doanh nghiệp, chính là thể hiện của lớp giá trị cốt lõi và lớp giá trị được chấp nhận trong cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp (bao gồm mục đích và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ và nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, tác phong của nhân viên và tình hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp). Tiếp theo là các giá trị thể hiện ra bên ngồi của Văn hóa doanh nghiệp (bao gồm những biểu hiện bề nổi, ý thức chấp hành pháp luật, và hoạt động giao tiếp xã hội của doanh nghiệp).

2.1. Mục đích và triết lý kinh doanh

48

Mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân Việt Nam hiện nay rất đa dạng về tính chất vì lẽ sống của con người vô cùng phong phú, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Có thể thấy một số khuynh hướng nổi bật như: kinh doanh là để tiếp nối và duy trì truyền thống lâu đời của gia đình, kinh doanh là để kiếm được nhiều tiền, kinh doanh để có danh tiếng và địa vị xã hội, kinh doanh để khẳng định mình, để tự hồn thiện bản thân và có cơ hội tự do phát triển... Bắt đầu từ công cuộc đổi mới cho đến nay, một mục đích kinh doanh mới đã dần hình thành trong các doanh nghiệp Việt Nam, đó là kinh doanh vì lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và vì lợi ích của tồn dân tộc nói chung. Mỗi doanh nghiệp phát triển khơng chỉ vì lợi ích của bản thân, mà cịn vì lợi ích của khách

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)