II. Định hƣớng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
1. Giải pháp từ phía Nhà nước
1.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp
Có thể nói đây là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều nhận xét, Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển như: thói quen “đi cửa sau”, giải quyết mọi công việc bằng quan hệ chứ không dựa trên hiệu quả công việc… Những hạn chế này bắt nguồn từ chính sự bất cập trong quản lý của Nhà nước. Như đã phân tích ở chương 1, Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của Văn hóa kinh doanh, đồng thời nằm trong Văn hóa dân tộc nên nó chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của Văn hóa dân tộc và mơi trường kinh doanh. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn ở mức kém cỏi.
Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) về mức độ cạnh tranh toàn cầu năm 2009 – 2010, Việt Nam xếp thứ 75/133 về chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI), bị tụt hậu 5 bậc so với năm trước. Thứ hạng này của Việt Nam năm 2008, 2007 lần lượt là 70/134 và 68/131. Năm 2009, Việt Nam có cải thiện ở nhiều tiêu chí, đặc biệt là quy mơ thị trường (hạng 38), hiệu quả thị trường lao động (hạng 38), trong đó nhiều tiêu chí cụ thể có thứ hạng rất cao. Tuy nhiên, chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp 2009 của Việt Nam chưa được cải thiện và giảm 5 bậc so với 2008, chủ yếu do chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô bị đánh tụt từ hạng 70 xuống 112 làm tác động mạnh tới nền kinh tế và khả năng cạnh tranh. Vấn đề thiếu ổn định kinh tế vĩ mô là thâm hụt thương mại tăng, nền kinh tế phát triển
83
quá nóng là một biểu hiện rõ nét nhất; rồi đến việc đồng tiền mất giá làm giảm niềm tin của giới đầu tư. Nhìn lại các quốc gia ASEAN đã được xếp hạng, chỉ số cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam chỉ xếp trên Philippin (hạng 87), Campuchia (hạng 110) và có khoảng cách khá xa với nhiều nước như Singapore (3), Malayxia (24), Bruney (32), Thái Lan (36).
Như vậy chúng ta có thể thấy, mặc dù đã có những cố gắng đáng kể trong thời gian gần đây, các chỉ số cạnh tranh của Việt Nam còn ở mức thấp, đặc biệt chất lượng môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa cao. Trong khi đó sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh do Nhà nước tạo nên. Có thể nêu ra một ví dụ: ở Canada một nhà đầu tư chỉ mất 3 ngày qua 2 thủ tục để thành lập một doanh nghiệp, hay mất 2 ngày/2 thủ tục ở Úc. Ở hai quốc gia này, chủ doanh nghiệp chỉ cần qua 2 thủ tục: đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế là có thể bắt đầu đi vào hoạt động. Trái lại, ở VN để hoàn thành thủ tục này cần gần đến 50 ngày, trải qua 3 thủ tục chính và 6 thủ tục phát sinh đi kèm. Trong đó 3 thủ tục kéo dài thời gian nhất là cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (10 ngày), khắc dấu (10 ngày), đăng ký mã số thuế và mua hóa đơn (15 ngày).Thực trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và là môi trường thuận lợi cho các hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Vì vậy, điều cấp bách hiện nay là Nhà nước cần tạo nên một môi trường pháp lý ổn định, công bằng, các thông tin được cơng khai, cập nhật… nói cách khác là tạo nên một hệ thống quản lý tiên tiến, làm nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.
1.2. Cải tiến cơ cấu quản lý nhân sự trong các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước Một vấn đề bất cập trong các cơ quan cũng như doanh nghiệp Nhà nước hiện nay chính là khâu quản lý nhân sự. Từ việc tuyển người đến bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo điều chưa có những tiêu chí cơng khai, thống nhất. Báo chí đã nói nhiều về tệ nạn chạy quan, chạy chức, hối lộ, đút lót… Chính vì vậy, nảy sinh tình trạng những người yếu kém về năng lực, tư cách đạo đức lại được bổ nhiệm nắm những chức vụ quan trọng, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, mà vụ án Bùi Tiến Dũng
84
là một trường hợp điển hình. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có các chính sách rõ ràng trong việc quản lý cán bộ, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cấp lãnh đạo, thưởng phạt nghiêm minh, tránh để tình trạng như hiện nay là “Trở thành giám đốc doanh nghiệp Nhà nước rất khó (vì phải chạy chọt lo lót, cạnh tranh nhiều), nhưng làm giám đốc doanh nghiệp Nhà nước lại rất dễ (vì khơng phải chịu trách nhiệm cụ thể)”. Cần bắt buộc các cơ quan Nhà nước tổ chức thi tuyển nhân sự công khai, trong Hội đồng tuyển người cần mời những người có chun mơn bên ngồi tham dự, để tránh tình trạng thi tuyển hình thức. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân sự các cấp trong cơ quan, cải tiến được chất lượng Văn hóa doanh nghiệp. Đây chính là bước khởi điểm để tạo nên môi trường kinh doanh trong sạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
1.3. Nâng cao nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp
Cho đến nay, hiện tượng nhận thức sai lệch hoặc không đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp cịn rất phổ biến. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tun truyền về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp. Nói cách khác, cần tạo ra một cuộc đổi mới tư duy kinh tế tại Việt Nam. Trong công cuộc này, các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trị quan trọng, sự xuất hiện thường xuyên của các bài báo, cơng trình nghiên cứu với cách nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về các khía cạnh của Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này.
Để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng Văn hóa doanh nghiệp thì Nhà nước đóng một vai trị hết sức quan trọng. Hiện nay, Nghị quyết TW5 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đang đi dần vào cuộc sống, trong khi đó văn hóa của một doanh nghiệp thực chất có thể coi là nền văn hóa xã hội thu nhỏ. Vì vậy, chú trọng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là chú trọng xây dựng và củng cố Văn hóa xã hội. Những biện pháp khuyến khích của Nhà nước sẽ là một lực đẩy rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
85
1.4. Xây dựng các trung tâm tư vấn quản lý
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nhận thức của đội ngũ quản lý cịn thấp thì các nhà tư vấn chính là những người giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp định hướng cho việc xây dựng nền Văn hóa doanh nghiệp bản sắc của riêng mình. Hiện nay, Việt Nam đã có các trung tâm tư vấn về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, pháp luật… nhưng các trung tâm tư vấn quản lý còn chưa phổ biến, đặc biệt trong tư vấn rất ít đề cập đến vấn đề Văn hóa doanh nghiệp. Thêm vào đó, hiện nay hoạt động tư vấn tại Việt Nam đang phát triển một cách tự phát, khơng có định hướng, người hành nghề cũng ít được đào tạo bài bản… nên hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa gây được sự tín nhiệm với khách hàng. Bước đầu, các tổ chức như VCCI, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam… có thể đứng ra tổ chức một số Trung tâm tư vấn quản lý, giúp đỡ các doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, từ đó nhân rộng mơ hình này ra. Để làm được điều này, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn hoạt động, như tạo một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn…) cho hoạt động tư vấn, thành lập hiệp hội các nhà tư vấn để các thành viên có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ…