Sự ra đời và phát triển của Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 34 - 36)

I. Khái quát về Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

1. Sự ra đời và phát triển của Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành như một phần quan trọng của Văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy tiếp trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Văn hóa doanh nghiệp nước ta tiếp thu những nhân tố văn hóa trong kinh doanh hình thành qua nhiều năm của các nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, đồng thời tiếp thu và phát huy những tinh hoa văn hóa trong kinh doanh của cha ông, vận dụng phù hợp với đặc điểm của xã hội ngày nay, đó là hiện đại hóa truyền thống đi đơi với sự truyền thống hóa hiện đại.

Nếu chỉ tính trong khoảng 100 năm qua, thì trong những năm đất nước ta bị đô hộ, nhiều doanh nhân đã khởi xướng những ý tưởng rất mới trong việc phát triển công thương nghiệp, hình thành những nền móng đầu tiên của Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh, dũng cảm cạnh tranh với tư bản Pháp, Hoa lúc đó đang làm chủ trên thị trường. Lịch sử đã ghi lại tên tuổi của những doanh nhân thời đó là tư sản dân tộc như Bạch Thái Bưởi, được coi là "vua vận tải Bắc Việt đầu thế kỷ", "bậc anh hùng trong kinh tế giới nước nhà" (lời học giả Nguyễn Văn Tố); như Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn Resistanco dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đương thời; như Trương Văn Bền với nhãn hiệu xà phịng Cơ Ba nổi tiếng cả nước… Thời đó, phong trào Duy Tân dấy lên rầm rộ từ miền Trung đến miền Bắc khơng chỉ khuyến khích nâng cao dân trí, cách tân đất nước, mà cịn kích thích nhiều doanh nhân người Việt lập ra các hiệu buôn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Có thể khẳng định một điều chắc chắn: trên khắp đất nước ta trong những năm bị đế quốc thống trị, đã có khơng ít những doanh nhân ý thức được nỗi đau mất nước, luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh – đây chính là một nội dung cơ bản của Văn hóa doanh nghiệp.

30

Trong những năm thực hiện thể chế kế hoạch hóa tập trung, do thị trường và các quy luật của thị trường không được công nhận, các doanh nghiệp nước ta tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh được ban hành từ trên, sản phẩm làm ra được giao nộp lên cấp trên, khơng tính đến nhu cầu thị trường, khơng hạch tốn đến giá cả, cộng với tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp không gắn với kết quả sản xuất, v.v... Thể chế kế hoạch hóa tập trung cũng khơng bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp. Tình trạng đó đã làm sai lệch bản chất của kinh doanh, cũng có thể gọi đó là "sản xuất mà không kinh doanh". Tuy vậy, cũng trong thời kỳ này, có những cán bộ quản lý doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm tịi, thử nghiệm cách làm ăn mới, tạo ra một số mơ hình kinh doanh có hiệu quả.

Cơng cuộc đổi mới được khẳng định từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), thể chế kinh tế thị trường được công nhận đã mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bước hình thành Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở nước ta, đó là Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Cơng cuộc đổi mới đã đem lại sự giải phóng các lực lượng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mọi công dân trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Theo số liệu điều tra năm 2009 của Tổng cục Thống kê, tính cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, nước ta có tổng số 155.771 doanh nghiệp trong khi dân số là hơn 86 triệu người. Theo kết quả điều tra, 66% doanh nhân Việt Nam xuất thân từ gia đình cán bộ nhà nước, 16% xuất thân từ các gia đình bn bán kinh doanh, cịn lại là các giai tầng khác trong xã hội. Doanh nhân Việt Nam muốn lập nghiệp bằng con đường kinh doanh bởi họ muốn có cơ hội được phát huy tối đa năng lực cá nhân; họ có điều kiện thuận lợi để kinh doanh, kiếm sống, tăng thu nhập; họ thích thử thách và sáng tạo; hoặc theo truyền thống gia đình, họ muốn theo đuổi giá trị đạo đức và phong cách riêng. Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản của đội ngũ doanh nhân ngày nay. Đảng và Nhà nước đã xác định kinh tế thị trường là một giai đoạn

31

phát triển tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, các đối tượng tham gia thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu hiện nay, doanh nghiệp và doanh nhân chính là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Họ là lực lượng nòng cốt tạo nên sức sống và tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần đánh bại nghèo nàn và lạc hậu, giúp Việt Nam dần khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)