Công ty cổ phần tập đoàn Vina (Vinagame)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 81 - 83)

I. Bài học kinh nghiệm từ một số mơ hình Văn hóa doanh nghiệp thành cơng

1.4.Công ty cổ phần tập đoàn Vina (Vinagame)

1. Một số doanh nghiệp thành công trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

1.4.Công ty cổ phần tập đoàn Vina (Vinagame)

Được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 2004, Cơng ty Cổ phần Tập đồn Vina - VNG (trước đây là VinaGame) tự hào sở hữu những tài năng về cơng nghệ thơng tin, lập trình game hàng đầu tại Việt Nam. Sau 5 năm xây dựng và phát triển, đến nay Vinagame đang là nhà cung cấp các dịch vụ giải trí trực tuyến trên nền nội dung số và phát hành game số 1 tại Việt Nam. Với mục tiêu: Phát triển thị trường Internet để thay đổi cuộc sống của người Việt Nam, Vinagame cũng đang tích cực đầu tư sang lĩnh vực mạng xã hội. Riêng nhãn hiệu Zing Me đang dẫn đầu thị trường nội địa với hàng loạt dịch vụ giải trí trực tuyến như nhạc số, giải trí, game mini, tin tức, email, tin nhắn tức thời... với hơn 4 triệu người dùng. Ngày 07/1/2010, công ty VinaGame đã chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Vina (VNG), việc đổi tên thành VNG cũng có thể coi là một chiến lược định hướng phát triển xa hơn trong thị trường giải trí trực tuyến.

a. Giá trị cốt lõi: Vinagame có 6 giá trị cốt lõi ngắn gọn, nhưng rất sâu sắc

và tạo nên nét đặc biệt của Văn hố cơng ty: nhiệt huyết, cầu tiến, năng động, trách

nhiệm, đồng đội, khách hàng. Việc Vinagame đổi tên thành Công ty cổ phần tập

đồn Vina (VNG) chính là để khẳng định niềm tin rằng Vinagame không chỉ dừng chân ở một hai lĩnh vực giải trí, mà chắc chắn sẽ tiến xa hơn trong thị trường trực tuyến, đóng góp to lớn vào việc thay đổi cuộc sống của người dân Việt Nam.

77

b. Chính sách con người: Quan điểm xây dựng Văn hóa doanh nghiệp dựa

trên yếu tố con người được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và chủ trương thực hiện, Vinagame cũng vậy. Năm 2006, Cơng ty VinaGame được bình chọn là một trong 50 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam được người lao động chọn là điểm đến. Với nguồn nhân sự tương đối lớn, gần 800 nhân viên chỉ trong vòng 3 năm, áp lực đặt ra cho người làm công tác nhân sự tại đây đòi hỏi phải làm sao gắn kết được các nhân viên, đồng thời khuyến khích và thúc đẩy sự sáng tạo của mỗi

nhân viên đạt đến mức độ cao nhất. Và hiện tại, họ đang tự hào cùng sát cánh với

gần 1.200 nhân viên. “Tại VinaGame, chúng tôi xem con người là yếu tố quan trọng nhất, tài sản quý giá nhất mà mình cần phải trân trọng và giữ gìn”, bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Giám đốc Truyền thông Công ty VinaGame, tự hào cho biết.

b. Sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh

- Sứ mệnh của Vinagame là “Phát triển Internet nhằm thay đổi cuộc sống người Việt Nam”. Trong 5 năm tới, mục tiêu của VNG cũng là tôn chỉ của cả công ty, là dùng Internet để tạo nên những giá trị tích cực cho cuộc sống người Việt Nam. - Mục tiêu của Vinagame là trở thành thương hiệu trực tuyến số 1 Việt Nam.

c. Các quá trình và cấu trúc hữu hình

Ơng Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc VNG trong buổi dã ngoại với nhân viên công ty

78

Là cơng ty cịn non trẻ, nhưng VinaGame đã sớm thành lập Quỹ từ thiện VinaGame. Ngồi 1 tỷ đồng từ ngân sách Cơng ty hỗ trợ cho hoạt động ban đầu của Quỹ, các thành viên đã sử dụng tất cả mọi công cụ và phương tiện hỗ trợ bằng các kênh truyền thơng, báo chí, các trang web và cổng thơng tin Zing.vn nhằm kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng game thủ chung tay ủng hộ tiền, hiện vật và công sức với Quỹ. Đối tượng trực tiếp mà Quỹ từ thiện hướng tới là những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, các trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, nhiễm chất độc dioxin...

VinaGame tổ chức dã ngoại cho nhân viên hàng năm. Khi tham gia vào hoạt động dã ngoại, nhân viên của tất cả các phịng ban sẽ được tách ra tồn bộ và kết hợp với phòng ban khác để tạo thành từng nhóm. Thực tế, sau những chuyến dã ngoại cùng nhau, hầu hết các thành viên đều khẳng định là hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Hoạt động dã ngoại tại VinaGame, không chỉ là sân chơi của các nhân viên trong cơng ty, mà cịn là nơi để các lãnh đạo cũng hòa nhập, chia sẻ và thấu hiểu nhiều hơn đến từng tính cách của mỗi nhân viên.

Trong một buổi thảo luận về văn hóa VinaGame, một câu hỏi được đưa ra: “Ngoài yếu tố lương và phúc lợi, những yếu tố nào khác khiến bạn tiếp tục làm việc và gắn bó với VinaGame?”. Ơng Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc VinaGame không ngần ngại trả lời: “Tôi yêu VinaGame và VinaGame đã trở thành một phần rất quan

trọng trong cuộc sống của tơi”. Đó cũng chính là câu trả lời chung của nhiều nhân

viên khác tại VinaGame, rõ ràng từng nhân viên đều đã thấm nhuần những tư tưởng Văn hóa doanh nghiệp Vinagame.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 81 - 83)