.1Ảnh hưởng của các môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất bắc á (Trang 32 - 35)

2.2.1.1 Mơi trường kinh tế

Nhìn chung, tình hình kinh tế nước ta năm 2014 phát triển với những tín hiệu tích cực, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát tốt. Tăng trưởng đạt mức tăng khá và có dấu hiệu khả quan ở những ngành, lĩnh vực trọng yếu. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cầu trong nước đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Cán cân thương mại được cải thiện, trong đó xuất siêu đạt mức cao. Dư nợ tín dụng tăng cao hơn mức tăng của các năm trước. Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối ổn định. Khó khăn của doanh nghiệp đang dần được tháo gỡ.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của tồn nền kinh tế; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với năm trước, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước (Năm 2012 tăng 5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn

và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 6,62% so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước tính đạt 2945,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3%, cao hơn mức tăng 5,5% của năm 2013. Trong đó, kinh tế ngồi Nhà nước đạt 2547,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,5%, tăng 10,5%.

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20% so với năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng 5,18% của năm trước).

CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%.

Nền kinh tế vĩ mô năm 2014 của Việt Nam có thể được khái quát trong 2 từ: “tăng trưởng ổn định”. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô được thể hiện bởi lãi suất thấp trong một thời gian dài cùng đồng nội tệ ổn định và q trình cắt giảm nợ tồn đọng mà ít gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do đó, nhìn chung thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam được bảo đảm, lãi suất ngắn hạn giảm và ổn định. Mặt bằng lãi suất của năm 2014 đã trở về tương đương mặt bằng lãi suất của 10 năm trước đây (giai đoạn 2003 - 2004) và giảm khoảng 1% - 1,5% so với năm 2013. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm hết tháng 12-2014 cao gấp khoảng 1,4 lần theo quy định tối thiểu của pháp luật. Cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức tín dụng dịch chuyển theo hướng ổn định hơn và ít phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng.

Nhìn lại chặng đường 15 năm qua, mức lạm phát dưới 2% của Việt Nam năm 2014 thấp hơn cả năm 1996 là 4,5%, năm 1997 là 3,7%, năm 2002 tăng 4%, năm 2003 tăng 3%. Mức lạm phát trên chỉ cao hơn giai đoạn kinh tế bị giảm phát như năm 1999, lạm phát 0,1%, năm 2000, lạm phát âm 0,6%.

2.2.1.2 Môi trường công nghệ

Trong ngành xe đạp, cơng nghệ khơng có xu hướng thay đổi mạnh mẽ như một số ngành khác. Song ngành xe đạp ln ln có những sự tiến bộ, những đổi mới, phát triển về mặt công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, máy móc hóa q

trình sản xuất và tiết kiệm nguồn lực cho các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành xe đạp không phải luôn luôn cập nhật thường xuyên những công nghệ mới nhất để đưa vào sản xuất cho doanh nghiệp của mình. Nhưng những doanh nghiệp này phải tìm và áp dụng các cơng nghệ sản xuất hiện tại trên thị trường phù hợp với tình hình hoạt động và quy mơ của cơng ty để khơng gặp phải tình trạng gián đoạn cơng nghệ, nếu khơng nói là lạc hậu về cơng nghệ. Cơng nghệ hiện thời thường bị các cơng ty mới thách thức, vì họ coi đó là niềm hy vọng để chiếm lĩnh thị trường. Về nguyên tắc, người dẫn đầu thị trường cũng phải đổi mới, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khơng thể đứng yên tại chỗ. Bắc Á cũng cần phải hình dung được đường đi khả dĩ trong cơng cuộc phát triển cơng nghệ. Khi nhận ra có nhiều đường đi khác nhau, công ty phải đặt cược vào công nghệ nào sẽ giành thắng lợi. Điều đó có nghĩa là cơng ty có thể gặp rủi ro khi họ cập nhật và cũng như khi không cập nhật.

2.2.1.3 Mơi trường văn hóa – xã hội

Kinh tế ngày càng phát triển, người dân Việt Nam luôn mong muốn sở hữu những chiếc xe máy, oto chất lượng. Xe đạp đang ít được sử dụng hơn trước. Độ tuổi người tiêu dùng sử dụng xe đạp cũng giảm hơn, chủ yếu là thiếu nên nhi đồng, học sinh cấp 2, cấp 3. Người tiêu dùng cũng ngày một đòi hỏi chất lượng và mẫu mã hàng hóa cao hơn trước. Hàng hóa được u thích khơng chỉ phải có chất lượng tốt mà phải có mẫu mã đẹp phù hợp với đối tượng khách hàng. Do đó các doanh nghiệp nói chung và cơng ty Bắc Á nói riêng cần phải đáp ứng về chất lượng, bên cạnh đó cũng phải chú ý nhiều đến mẫu mã, hình thức, màu sắc và kiểu dáng của sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.

2.2.1.4 Mơi trường chính phủ, luật pháp và chính trị

Chúng ta ai cũng nhận thấy rằng mơi trường chính trị là yếu tố tác động lớn đến giá trị doanh nghiệp. Bởi vì mơi trường chính trị là điều kiện tối thiểu để doanh nghiệp có thể hoạt động, sản xuất và kinh doanh chỉ có thể ổn định và phát triển trong một mơi trường chính trị ổn định ở mức độ nhất định. Và nước ta có một ưu thế quan trọng cho các doanh nghiệp đó là sự ổn định về chính trị. Luật doanh nghiệp năm 2014 được Quốc Hội thông qua là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước trọng yếu liên quan đến doanh nghiệp. Luật này tạo điều kiện thuận lợi hơn

cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nước ta có một ưu thế quan trọng cho các doanh nghiệp đó là sự ổn định về chính trị.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất bắc á (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)