Tuyển chọn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ ENUY việt nam (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ

3.3.3. Tuyển chọn nhân lực của công ty

3.3.3.1. Thu nhận, xử lý hồ sơ

Việc thu hồ sơ dưới hai hình thức:

- Trực tiếp tại văn phịng gồm các giấy tờ: Đơn xin tuyển dụng; CV hoặc bản khai lý lịch có chứng thực Ủy ban nhân dân xã, phương, thị trấn; giấy chứng nhận sức khỏe cơ sở y tế cấp; các chứng chỉ, bằng tốt nghiệp các trình độ chun mơn, nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết của người lao động.

- Qua thư điện tử: các ứng viên sẽ gửi hồ sơ trực tuyến qua hòm thư emai:

- Xử lý hồ sơ bằng cách nghiên cứu lý lịch, hồ sơ cá nhân và đơn xin việc, so sánh với bản tiêu chuẩn công việc cần tuyển dụng để đảm bảo ứng viên phù hợp với yêu cầu. Sau đó, chuyên viên tuyển dụng lên danh sách ứng viên tham gia vòng phỏng vấn. Tiến hành lên lịch và tạo cuộc hẹn phỏng vấn với các ứng viên. Để tránh việc bỏ sót hồ sơ ứng viên cơng ty thu hồ sơ dưới hai hình thức trực tiếp và qua thư điện tử. Bằng cách này, công ty nhận được hồ sơ của các ứng viên cả ở gần và ở xa, rút ngắn thời gian tiếp cận các đơn ứng cử. Hơn nữa, nhận hồ sơ ứng viên qua thư điện tử có số lượng nhiều, tiện lợi cho cách quản lý và cập nhật hồ sơ ứng viên.

Hình 3.3: Mức độ hài lịng của nhân viên về quá trình thu nhận và xử lý hồ sơ

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Với việc lấy ý kiến 37 phiếu điều tra thì có 15/37 phiếu (40.54%) hài lịng với việc giải đáp thắc mắc của cán bộ nhân sự trong quá trình thu nhận hồ sơ , 19/37 phiếu (51,35%) là bình thường, 2/37 phiếu (5,39%) là bình thường và khơng có phiếu cho rằng cán bộ nhân sự không giải đáp thắc mắc cho ứng viên. Nhân viên cơng ty cho biết khi họ có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vị trí ứng tuyển như chế độ chính sách, cách gửi hồ sơ… thì phải sau một thời gian họ mới nhận được phản hồi từ cán bộ phụ trách tuyển dụng thông qua điện thoại hoặc email, mặc dù mọi thắc mắc đều được phản hồi lại nhưng thời gian phản hồi còn chậm. Điều này cho thấy q trình xử lý hồ sơ ứng viên của cơng ty mới chỉ làm hài lịng nhân viên ở mức trung bình, và cần cố gắng hơn nữa trong việc giải đáp thắc mắc của ứng viên trong quá trình thu nhận hồ sơ.

3.3.3.2. Thi tuyển, phỏng vấn tuyển dụng và đánh giá ứng viên

Thi tuyển: Quá trình thi tuyển được áp dụng cho thi tuyển tiếng Anh đối với vị trí

phát triển thị trường. Qua điều tra thì có tới 23/37 phiếu khảo sát (62,16%) nói rằng họ khơng được tham gia thi tuyển tại cơng ty mà sau khi qua vịng hồ sơ họ sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp cùng Hội đồng phỏng vấn. 9/37 phiếu khảo sát (24,32%) nhân

viên nói rằng họ được tham gia bài thi trắc nghiệm, 5/37 phiếu (13,52%) với bài thi tự luận. Cho thấy rằng q trình thi tuyển tại cơng ty khơng được thực hiện bài bản, khơng rõ ràng.

Phỏng vấn: Q trình phỏng vấn được áp dụng cho tất cả các đối tượng đã qua

vịng hồ sơ và thi tuyển. Mục đích của cuộc phỏng vấn là chọn ra được ứng viên phù hợp nhất đối với cơng việc dựa trên tiêu chí: Đánh giá phẩm chất/đạo đức của ứng viên; Đánh giá khả năng làm việc, khả năng tổ chức công việc, lập kế hoạch, lãnh đạo, tư duy và giải quyết vấn đề; Xác thực một số thông tin ứng viên ghi trong CV (trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng…); Đánh giá sự phù hợp với cơng ty, khả năng thích ứng với văn hóa doanh nghiệp;…

Qua điều tra được biết có 18/37 phiếu khảo sát (chiếm 48,65%) cho biết họ trải qua hình thức phỏng vấn cá nhân, 11/37 phiếu (chiếm 29,73%) trải qua hình thức phỏng vấn hội đồng, và 8/37 phiếu (chiếm 21,62%) trải qua hình thức phỏng vấn nhóm. Phỏng vấn cá nhân được áp dụng cho các nhân viên hỗ trợ như thư kí, kế toán… và cán bộ phỏng vấn thường là Trưởng phịng Hành chính – Nhân sự hoặc là Trưởng phịng ban cần tiếp nhận nhân sự. Đối với vị trí là nhà quản trị, nhân viên phát triển thị trường,… thì cơng ty áp dụng hình thức phỏng vấn hội đồng để có thể đánh giá rõ hơn năng lực cũng như mức độ phù hợp với môi trường làm việc tại công ty. Phỏng vấn nhóm thường áp dụng cho nhân viên tuyển dụng và nhân viên kinh doanh, những đối tượng này yêu cầu nhanh nhẹn, linh hoạt, làm việc nhóm nên bộ phận tuyển dụng thường áp dụng hình thức này.

Phương pháp phỏng vấn cũng là điểm mà cán bộ tuyển dụng cần quan tâm bởi phương pháp chính là cách mà nhà tuyển dụng tiếp xúc với ứng viên, lấy được thông tin ứng viên. Dưới đây là khảo sát về phương pháp phỏng vấn tại cơng ty:

Hình 3.4: Phương pháp phỏng vấn của cơng ty

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Qua điều tra cho thấy trước khi làm việc tại cơng ty thì họ thường trải qua phương pháp phỏng vấn theo mẫu, chiếm tới 51%. Phỏng vấn khơng chỉ dẫn chiếm 27%, phỏng vấn tình huống chiếm 14% và phỏng vấn căng thẳng chiếm 8%. Nhân viên cho biết trình tự phỏng vấn của cơng ty khá là logic, cán bộ phỏng vấn đặt câu hỏi phù hợp với năng lực và khai thác được thông tin ứng viên.

Trong quá trình phỏng vấn, hội đồng tuyển dụng thường sử dụng bộ câu hỏi đã chuẩn bị từ trước để phỏng vấn ứng viên (xem phụ lục 6) và đan xen vào những câu hỏi mang tính bộc phát nhằm xoáy sâu vào những chỗ sở hở hoặc điểm yếu của ứng viên để khai thác hết những thông tin mà họ quan tâm. Hội đồng tuyển dụng sẽ chú ý theo dõi hành vi và thái độ của các ứng viên để đưa ra đánh giá chính xác và tạo điều kiện cho ứng viên được hỏi ngược lại thơng tin về phía cơng ty để giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công việc họ ứng tuyển.

Đánh giá ứng viên: Sau quá trình phỏng vấn cán bộ phụ trách tuyển dụng sẽ tổng

hợp phiếu đánh giá ứng viên. Phiếu đánh giá ứng viên bao gồm các chỉ tiêu đánh giá về kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ sung, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, ngoại hình và phần đánh giá chung. Đây là căn cứ để giúp cho công ty chọn ra được những ứng viên có đầy đủ kinh nghiệm và phẩm chất để đáp ứng cho công việc tốt nhất. Chuyên viên tuyển dụng cập nhật kết quả đánh giá ứng viên sau đó lập danh sách ứng viên trúng tuyển đã có xét duyệt của trưởng phịng Hành chính – Nhân sự. Với lao động đơn giản, sau khi tuyển qua hồ sơ, trưởng các đơn vị sẽ thơng báo qua email cho phịng Hành chính – Nhân sự những trường hợp trúng tuyển để ký kết hợp đồng lao động thử việc

bằng thư mời nhận việc. Dưới đây là bảng số lượng ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong 3 năm gần đây:

Bảng 3.4: Số ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016.

STT Năm 2014 2015 2016

1 Tổng số ứng viên nộp hồ sơ (người) 25 30 48 2 Số ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng (người) 9 8 7 3 Tỷ lệ ứng viên đáp ứng nhu cầu (%) 36 26,66 14,58

Nguồn: Phịng Hành chính- Nhân sự

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ ứng viên đáp ứng nhu cầu năm 2014 là 36%, năm 2015 là 26,66%, và năm 2016 là 14,58%. Tỷ lệ ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng so với tổng số hồ sơ nhận qua 3 năm cũng chỉ ở mức trung bình cho thấy tỷ lệ hồ sơ bị loại còn cao. Bởi 3 năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta khá cao nên xuất hiện hiện tượng “nộp” hồ sơ ồ ạt của ứng viên làm cho tỷ lệ ứng viên đáp ứng nhu cầu thấp.

3.3.3.3. Hội nhập nhân lực mới

Thời gian thử việc kéo dài trong 2 tháng và sau đó tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Trong thời gian này, chủ yếu nhân viên sẽ làm quen với các công việc sẽ phải đảm nhận về sau. Công ty không tiến hành tổ chức các buổi đào tạo, giới thiệu về truyền thống, văn hóa cơng ty cũng như các quy định của công ty cho nhân viên mới. Chỉ khi, cơng ty có các hoạt động ngoại khóa về như kỷ niệm ngày thành lập công ty, các hoạt động thể thao, thi đua, nhân viên mới có cơ hội tiếp cận, làm quen với các đồng nghiệp, văn hóa, truyền thống của công ty. Người đảm nhận công việc hội nhập cho các nhân viên mới là người giám sát trực tiếp cơng việc của nhân viên mới như trưởng phịng, phó phịng hoặc tổ trưởng.

Đối với hội nhập cơng việc, tùy thuộc vào cách đánh giá, nhìn nhận năng lực của trưởng phịng, nhân viên mới sẽ được đảm nhận những công việc phù hợp dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của nhân viên trong cơng ty đã có kinh nghiệm. Trong thời gian làm quen với công việc, nhân viên mới được giao nhiều việc khác nhau, từ mức cơ bản trở lên và có thể được thử sức với các cơng việc phức tạp để phát huy hết khả năng của bản thân. Đánh giá của các nhân viên sau khi được tuyển dụng về quá trình hội nhập nhân lực của cơng ty được thể hiện trong hình dưới đây:

Hình 3.5: Mức độ hài lịng của nhân viên về q trình hội nhập nhân lực

N Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát

Qua khảo sát những nhân viên cơng ty thì đa số đánh giá q trình hội nhập nhân viên diễn ra tốt, họ tiếp cận với cơng việc, được hướng dẫn tận tình và chi tiết. 37,84% nhân viên cảm thấy hài lịng với q trình hội nhập nhân lực và 51,35% là bình thường. Tuy nhiên cũng có những hạn chế như họ được tham gia đào tạo nhưng chất lượng buổi đào tạo không cao, chưa thực sự giúp nhân viên mới học hỏi được công việc thực tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ ENUY việt nam (Trang 36 - 41)