6. Kết cấu đề tài
3.1. CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PTTM&XNK TÂN PHÁT 3.1.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới
a) Dự báo tình hình ngành may mặc trên thế giới trong thời gian tới
Trong thị trường bán lẻ dệt may
Giá trị thị trường bán lẻ hàng may mặc toàn cầu đạt 1.254,1 tỷ USD vào năm 2015 (trong đó quần áo nữ chiếm 52,9% quần áo nam chiến 31,2% và quần áo trẻ em chiếm 15,9%), tăng 4,8% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thị trường là 4,5% trong gia đoạn 2011-2015. Châu Á –Thái Bình Dương chiếm 36,8% giá trị thị trường dệt may toàn cầu vào năm 2015, tiếp theo là châu Âu (27,8% và Hoa Kỳ (24,0%).
Thị trường bán lẻ quần áo toàn cầu dự báo sẽ đạt 1.652,7 tỷ USD vào năm 2020, tăng 31,8% kể từ năm 2015. Tốc độ CAGR của thị trường trong giai đoạn 2015-2020 dự kiến là 5,7%.
Bảng 3.1 Dự báo giá trị ngành bán lẻ hàng may mặc toàn cầu, giai đoạn 2015- 2020
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm Tỷ USD Tỷ Euro % tăng trưởng
2015 1.254,1 1.130,3 4,8% 2016 1.319,1 1188,9 5,2% 2017 1.391,2 1.253,9 5,5% 2018 1.470,2 1.325,1 5,7% 2019 1.556,8 1.403,2 5,9% 2020 1.625,7 1.489,6 6,2
Tốc độ tăng trưởng hàng năm 2015-2020 5,7%
(Đơn vị: tỷ USD) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 (Nguồn: Marketline)
Hình 3.1 Dự báo giá trị ngành bán lẻ hàng may mặc toàn cầu, giai đoạn 2015- 2020
b) Dự báo tình hình ngành may mặc trong nước trong thời gian tới
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ Tịch hội Dệt may thuê đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK) trả lời phỏng vấn Báo Công Thương xoay quanh vấn đề khả năng cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp Việt trong ngành dệt may Việt Nam. Ông cho biết: “Năm 2018 sẽ là năm ngành dệt may có nhiều triển vọng, mức tăng trưởng của nagfnh có thể vẫn duy trì ở 2 con số”.
Như đã biết, ngành dệt may bước vào năm 2017 với nhiều tác động bất lợi từ các thị trường xuất khẩu chính khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường…
Tuy nhiên, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tổ chức vào tháng 11 vừa qua tại Đà Nẵng đã tạo ra cơ hội tăng cường hợp tác giữa 21 nền kinh tế nội khối, trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc hợp tác đối thoại cởi mở, đồng thuận, bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi, định hình tương lai hợp tác sau năm 2020 vì tăng trưởng bền vững.
APEC hiện chiếm 40% dân số, gần 60% GDP và 49% giao dịch thương mại toàn cầu, chiếm 78% FDI, 75% kim ngạch thương mại. Đặc biệt, có tới 13 thành viên APEC là đối tác chiến lược và chiến lược tồn diện của Việt Nam.
Chính vì vậy, thành cơng của APEC 2017 sẽ mở ra cơ hội to lớn cho doanh nghiệp nhiều lĩnh vực, nhất là doanh nghiệp dệt may, theo nhận định cũa ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam.
TS. Võ Trí Thành, ngun Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, chưa bao giờ trong lịch sử, Việt Nam có thế trận hội nhập tốt như bây giờ.
APEC 2017 diễn ra tại Việt Nam là cơ hội để doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp xúc với các nhà đầu tư, nhà mua lớn. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đánh giá năng lực của mình với các thành viên APEC và nâng cao khả năng phát triển khối thị trường mới.
Tuy nhiên, cũng không thể xem thường sức cạnh tranh của các đối thủ đến từ những nền kinh tế thành viên APEC vốn có trình độ phát triển khoa học - cơng nghệ cao, tốc độ tăng trưởng nhanh. Việc mở rộng hội nhập nội khối APEC cũng mang đến nhiều khó khăn cho thị trường bán lẻ hàng may mặc trong nước, khi mà các đối thủ đáng gờm của chúng ta là hàng Thái Lan, Trung Quốc vẫn đang có nhiều ưu thế trên thị trường. Mẫu mã đẹp, giá rẻ, khả năng bắt chước kiểu dáng cao vẫn đang là điểm mạnh của hàng Trung Quốc khi sang Việt Nam, điều này gây bất lợi cho các thương hiệu trong nước gặp nhiều khó khăn khi sản xuất và tung ra thị trường các sản phẩm chất lượng mà vẫn giữ được nét đẹp độc đáo riêng của mình. Vì vậy, nếu chúng ta khơng nhanh chóng tăng cường chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã và đặc biệt là nắm rõ kiến thức về bảo vệ bản quyền thương hiệu, thiết kế của mình thì rất dễ bị các đối thủ khác thâu tóm hoặc đè bẹp.