6. Kết cấu khóa luận
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt
2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị kênh phân
phối sản phẩm dịch vụ của công ty Cổ phần Đầu tư Du Lịch Hà Nội
2.1.2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Năm 2017 vừa qua đã đánh dấu kỷ lục về tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch thương mại hay khách du lịch đến Việt Nam. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được đề ra trong năm. Năm 2017 là một năm đáng ghi nhận với tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê. Tuy nhiên bội chi ngân sách, năng suất lao động thấp, thiên tai vẫn là những thách thức với nền kinh tế. Trong khi đó, các nguồn vốn từ nước ngồi tại Việt Nam ngày càng gia tăng, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữ các công ty trong nước với các cơng ty nước ngồi. Thị phần của các doanh nghiệp trong nước không chỉ riêng Hanoi Tourism bị chia sẻ, chịu sự cạnh tranh cao trong khi năng lực và cơng nghệ vẫn cịn yếu.
Mơi trường chính trị - pháp luật
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị, thì Việt Nam được nhận định là điểm đến an toàn và ổn định cho khách du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nước đã có những thay đổi, ban hành thêm cách chính sách mới, tạo điều kiện, xử lý mạnh các cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời đưa ra các hỗ trợ để doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể tự chủ, độc lập và dễ dàng hơn trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối … Như vậy, một môi trường chính trị - pháp luật
được coi là ổn định, an tồn chính là điều kiện vơ cùng thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Và đó cũng chính là cơ hội để Hanoi Tourism có những bước đi, chiến lược quản trị đúng đắn.
Mơi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa – xã hội là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Cụ thể là các chỉ tiêu cơ cấu dân số vùng, phân bổ địa lý dân cư, mức độ tập trung dân cư,… hay thói quen mua hàng, phong tục tập qn, thị hiếu khách hàng ln ln có sự thay đổi. Điều này khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải ln có sự nắm bắt, nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời. Thông thường các nhà quản trị phải phân tích chỉ tiêu đó để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, xác định được nhu cầu thực tế về sản phẩm của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Dưới những tác động đó, Hanoi Tourism đã triển khai các hoạt động hoạch định về các chiến lược quản trị kênh phân phối, chiến lược thị trường và các chiến lược sản xuất kinh doanh hỗ trợ khác trong thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh hiện có.
Mơi trường cơng nghệ - kĩ thuật
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển trên mọi phương diện, khắp các lĩnh vực, kéo theo đó là nhu cầu đi du lịch ngày càng trở lên phổ biến. Sự tăng trưởng nhanh chóng của cả số lượng và yêu cầu về chất lượng, địi hỏi cơng nghệ phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu cao của du khách trong và ngoài nước. Việc sử dụng công nghệ trong ngành du lịch được thúc đẩy bởi cả sự phát triển của quy mô và sự phức tạp của nhu cầu du lịch cũng như sự mở rộng nhanh chóng và sự tinh tế của các sản phẩm du lịch mới nhằm giải quyết các phân đoạn thị trường nhỏ ở nước ta. Hanoi Tourism đã ứng dụng những phần mềm chuyên dụng như quản trị văn phịng, tài chính, mua bán tour, thơng tin điểm đến..., để tạo ra hiệu quả kinh tế, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Sự gắn kết với công nghệ - kĩ thuật cũng đã và đang có tác động khơng nhỏ tới hoạt động kinh doanh, quản lý của Hanoi Tourism.
2.1.2.2. Môi trường ngành
Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại, tính trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm cơng ty du lịch với quy mơ lớn nhỏ. Trong đó phải kể đến các thương hiệu đã được xây dựng lâu năm trên thị trường như: Hanoitourist, Saigontourist, Fiditour, Vietravel Tourist, … Đây đều là những thương hiệu mạnh, đồng thời cũng chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Hanoi Tourism trên thị trường Hà Nội. Các đối thủ cạnh tranh đó đều là các ơng lớn trong ngành và họ có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, trong khi đó, Hanoi Tourism mới chỉ tập trung được ở hai thị trường chính ngồi Hà Nội ra là thị trường tại Hải
Phịng và Hồ Chí Minh. Tại các thị trường phân phối cạnh tranh gay gắt như vậy đã và đang gây áp lực lớn đến các thành viên trong kênh. Điều này tác động đến hoạt động quản trị kênh của Hanoi Tourism, buộc cơng ty phải tính đến việc tuyển chọn thành viên, sửa đổi kênh, thậm chí giải quyết xung đột kênh nếu có. Chính vì vậy, Hanoi Tourism cần các có những chiến lược đúng đắn trong việc quản trị để làm sao có thể hồn thiện và phát triển kênh phân phối sản phẩm của mình.
Nhà cung ứng
Hanoi Tourism đã xây dựng được các mối quan hệ trung thành với các nhà cung ứng dịch vụ như các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, … và các hãng vận chuyển, các khu vui chơi giải trí, resort như Royal City, Times City, Erahouse, … Chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ do các nhà cung ứng quyết định, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm đầu ra của công ty. Do vậy, Hanoi Tourism cần tạo mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các nhà cung ứng để sản phẩm đến với khách hàng luôn trong trạng thái sẵn sàng và giá cả sẽ có những ưu đãi. Từ đó, kênh phân phối của cơng ty cũng sẽ có được những điều kiện hoạt động kinh doanh tốt so với đối thủ cạnh tranh. Đơng thời, khi tránh được khơng ít những áp lực từ phía các nhà cung ứng, cơng tác quản trị kênh của Hanoi Tourism sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Khách hàng
Khách hàng của Hanoi Tourism khá đa dạng, chủ yếu là các du khách nội địa, ngoài ra cịn có một số khách đến từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, … Trong đó khách hàng quen thuộc chiếm một phần lớn trong tổng lượng khách đến với cơng ty, đó cũng là một trong những lợi thế đem lại sức cạnh tranh cho thương hiệu Hanoi Tourism. Tuy nhiên, mạng lưới phân phối của Hanoi Tourism vẫn còn mỏng, chưa thể đáp ứng với nhu cầu rất lớn của thị trường. Từ đó dẫn đến, cơng tác quản trị kênh cũng bị tác động không hề nhỏ, buộc công ty phải đưa ra những quyết định đúng đắn về việc tuyển chọn thành viên mới, sửa đổi kênh, hay khuyến khích các thành viên kênh để hệ thống phân phối của công ty hoạt động cạnh tranh hơn trên thị trường…
Sản phẩm
Hiện nay, sản phẩm của Hanoi Tourism bao gồm 4 nhóm sản chính: Chương trình du lịch trọn gói nội địa; Chương trình du lịch trọn gói quốc tế (Outbound); Vé máy bay; Các dịch vụ bổ trợ khác. Các sản phẩm này cũng đều đã xuất hiện trên thị trường với nhiều mức giá cạnh tranh từ các đối thủ. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty luôn được chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm, mang đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Hơn thế nữa, Hanoi Tourism ln đặt lợi ích khách hàng, chất
lượng sản phẩm và sự khác biệt lên hàng đầu với mong muốn khách hàng có được những trải nghiệm tốt nhất. Do tính vơ hình và tính thời vụ của các sản phẩm này nên việc áp dụng và đưa vào hệ thống phân phối một cách rộng rãi để đến với khách hàng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc quản trị kênh phối của Hanoi Tourism bởi sự tác động đến cấu trúc kênh phân phối của công ty, các quyết định tuyển chọn, sửa đổi kênh, … và những chiến lược phân phối mang tính dài hạn.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Năm 2017, gần 13 triệu khách quốc tế đặt chân đến Việt Nam, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngối. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2016. Ngành du lịch được kỳ vọng trở thành mũi nhọn và đóng góp 10% vào nền kinh tế năm 2020. Do đó, ngành du lịch hiện tại và trong tương lai được xem là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn và hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc gia nhập của các doanh nghiệp mới sẽ là yếu tố cản trở đến quy mô, hoạt động kinh doanh, mạng lưới phân phối, cấu trúc kênh, … dẫn đến hoạt động quản trị kênh hiện tại có những thay đổi để phù hợp. Và trong tương lai, quản trị kênh của công ty cần có sự hồn thiện để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2.3. Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: Hanoi Tourism có đội ngũ nhân lực dồi dào, với 67 cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn. Trong đó, đội ngũ ban lãnh đạo của cơng ty là những người có uy tín trên thị trường, đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình, sáng tạo và được đào tạo bài bản về nghiệp vụ. Hàng năm cơng ty tổ chức những chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên cập nhật tối đa những kiến thức mới.
Nguồn tài chính: hàng năm vốn kinh doanh của công ty tăng lên cả về vốn cố định và vốn lưu động. Công ty cũng đầu tư nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt, hỗ trợ rất lớn cho việc quản lý kênh phân phối thuận lợi, lưu chuyển thông tin giữa công ty với các kênh được nhanh chóng kịp thời.