Khái quát chung về công ty cổ phầnVật Tư Viễn Thông

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng của công ty công ty cổ phần vật tư viễn thông (Trang 28 - 33)

6. Kết cấu đề tài

2.1. Khái quát chung về công ty cổ phầnVật Tư Viễn Thông

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vật Tư Viễn Thông

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Vật Tư Viễn Thông

Tên giao dịch: TM ., JSC

Mã số thuế: 0101157180

Địa chỉ: Số 429A, đường Âu Cơ, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Đại diện pháp luật: Lê Cường Tráng

Ngày cấp giấy phép:13-08-2001

Ngày hoạt động: 20-08-2001 Điện thoại: 0437195300

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của cơng ty.

2.1.2.1. Chức năng

Chức năng chính của cơng ty đó là sản xuất và kinh doanh các thiết bị vật tư viễn thông như: thiết bị viễn thông, máy đo, thiết bị cơ khí, hộp các loại, cáp quang, cáp đồng...

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Với hoạt động sản xuất kinh doanh: không ngừng mở rộng sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chú trọng tới đầu tư kỹ thuật để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Đối với khách hàng: đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, khơng ngừng gia tăng hơn nữa lợi ích cho khách hàng.

- Đối với nhân viên: tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, tuân thủ bộ luật lao động, tăng cường tinh thần đồn kết trong cơng ty.

- Đối với môi trường, an ninh trật tự: sản xuất kinh doanh gắn liền với bảo vệ mơi trường xanh- sạch- đẹp, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương hoạt động.

- Đối với xã hội: liên kết với các đơn vị khác cùng cải tạo nền kinh tế theo hướng tích cực, phát triển hơn.

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của cơng ty.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ Phần Vật Tư Viễn Thông

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính cơng ty CP Vật Tư Viễn Thơng)

Giám đốc: là người giữ vai trò chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước cơ quan

chức năng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời là người ra quyết định về các hợp đồng kinh tế, lựa chọn phương thức mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Phó giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các

công việc đã được phân công, quản lý và chỉ các bộ phận kế tốn tài chính, tổ chức hành chính, kế hoạch, bộ phận bán hàng, giải quyết các công việc của công ty về mối quan hệ đã được ủy quyền, trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, về kế hoạch sản xuất và vật tư, việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm.

Phó giám đốc kỹ thuật: là người chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật về việc

nghiên cứu, thực hiện các vấn đề kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ đạo và kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hồn thành tốt kế hoạch sản xuất.

Giám Đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phịng kế tốn tài chính Phịng tổ chức hành chính Phịng kế

Phịng kế tốn tài chính: thực hiện cơng tác kế tốn từ việc thu nhận, xử lý

chứng từ, luân chuyển, ghi chép, tổng hợp báo cáo tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính.

Phịng tổ chức hành chính: có chức năng thực hiện các công việc văn thư,

quản lý tổ chức lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng, công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại.

Phòng kế hoạch: tham mưu cho giám đốc, phó giám đốc về các cơng tác xây

dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, lập dự tốn, quản lý hợp đồng kinh tế, cơng tác đấu thầu, thống kê, tổng hợp sản phẩm.

Bộ phận bán hàng: Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về giám sát

thất thoát hàng hố trong cơng ty, bảo quản hàng hố, tư vấn giúp cho khách hàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp và tốt nhất đối với mình, giúp họ đóng gói. Thực hiện các chiến lược đề ra để đạt được doanh số bán lẻ cho công ty. Đây là một bộ phận rất quan trọng vì đây chính là những người có tầm ảnh hưởng cao nhất về uy tín cũng như chất lượng hàng hóa của cơng ty. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và hiểu rõ về sản phẩm của mình.

Phịng kỹ thuật: Là bộ phận giám sát, chịu trách nhiệm lắp ráp, sửa chữa, bảo

trì và hướng dẫn khách hàng bảo quản hàng hoá, giúp tháo gỡ cho khách hàng những rắc rối khi sử dụng sản phẩm của công ty. Thông tin tư vấn cho khách hàng biết và thấu hiểu rõ hơn về các tính năng ưu việt của sản phẩm của cơng ty.

Phân xưởng sản xuất: trực tiếp thực hiện sản xuất sản phẩm, quản lý máy

móc, thiết bị trong phân xưởng, chịu trách nhiệm nhận và thực hiện các kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành sản xuất đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất theo kế hoạch, phối hợp với các bộ phận liên quan trong xí nghiệp, quản lý tài sản, vệ sinh cơng nghiệp.

Tóm lại, mỗi phịng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng khơng tách rời nhau, tất cả đều có kế hoạch kinh doanh do ban tham mưu của công ty đề ra vafthoongs nhất sử dụng triệt để các nguồn lực để đạt đượcmục tiêu cho phịng ban của mình và mục tiêu chung của tồn cơng ty. Chính sự gắn kết này mà cơng ty đã nhanh chóng thực hiện tốt được các chỉ tiêu đề ra và tồn tại, phát triển cho tới hôm nay.

2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty

Sản xuất thiết bị viễn thông

Đầu tư bất động sản

Sản xuất và kinh doanh trong ngành may mặc

Buôn bán ô tô

Tuy công ty Cổ Phần Vật Tư Viễn Thông tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng lĩnh vực sản xuất thiết bị truyền thơng là lĩnh vực chính mà cơng ty chú trọng đầu tư và phát triển những lĩnh vực khác chỉ là hỗ trợ về mặt tài chính cho cơng ty.

2.1.5. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty.

2.1.5.1.Mơi trường bên ngồi

 Kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều trong những năm gần đây, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của Công ty. Mặc dù khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã gây ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam nhưng doanh thu của Cơng ty vẫn tăng trưởng đều.

Chính trị, Pháp luật: Việt Nam có nền chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho công ty phát triển hoạt động đầu tư. Mặc dù được hưởng một nền chính trị ổn định nhưng thực tế thì hệ thống luật pháp nước ta chưa hồn chỉnh và cịn nhiều bất cập. Điều đó đã gây ra khơng ít khó khăn cho Cơng ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Văn hóa, xã hội: Việc nghiên cứu thị trường để am hiểu yếu tố văn hóa và xã hội là việc rất cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc Cơng ty sẽ kinh doanh sản phẩm gì cho phù hợp với thị trường đó. Lực lượng bán hàng chính là những người trực tiếp nghiên cứu tiếp cận thị trường, tìm hiểu văn hóa, cơ cấu xã hội của thị trường mà Công ty muốn xâm nhập.

Khoa học công nghệ: Là yếu tố nhấn vào dây chuyền sản xuất, việc Cơng ty có tiếp cận với khoa học cơng nghệ đúng lúc để áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến. Nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhận cho Cơng ty. Việc tiếp cận công nghệ bán hàng của Công ty đang được chú trọng để khai thác tối đa tiềm năng thị trường.

Khách hàng: Việc Công ty xây dựng chiến lược kinh doanh, sản phẩm, thị trường đều phụ thuộc vào nhân tố khách hàng. Họ là người quyết định sự sống còn của

công ty. Công ty cần nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng để đáp ứng nhu cầu tốt hơn đảm bảo hoạt động của Công ty luôn hiệu quả.

Nhà cung cấp: Là Công ty sản xuất các thiết bị viễn thông nên hầu hết nguồn nguyên liệu đều do một số nhà cung cấp truyền thống của Công ty cung cấp.

2.1.5.2. Mơi trường bên trong

Nhân sự: Đội ngũ nhân sự đóng vai trị rất quan trọng với các Công ty, đây là tài sản vô giá của các công ty. Với Cơng ty Cổ Phần Vật Tư Viễn Thơng thì đội ngũ nhân sự đã có những đóng góp khơng nhỏ vào kết quả kinh doanh. Trong những năm gần đây, cơ cấu nhân sự của Công ty tương đối ổn định và hơn nữa chất lượng luôn được đề cao chú trọng. Những yếu tố về nhân sự của Công ty đã quyết định rất nhiều tới bản thân Cơng ty. Thực tế tình hình kinh doanh của Cơng ty Cổ Phần Vật Tư Viễn Thông trong 3 năm qua đã cho thấy rất rõ ràng.

Tài chính: Là cơng ty hoạt động dựa trên vốn cổ phần, có chế độ hoạch tốn rõ ràng cùng với việc kinh doanh hiệu quả. Tình hình tài chính của Cơng ty Cổ Phần Vật Tư Viễn Thơng khá ổn định. Do đó, Cơng ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường mới, đáp ứng nhu cầu về nguồn hàng và khách hàng.

Văn hóa doanh nghiệp: Với bất cứ DN nào thì văn hóa ln là yếu tố vơ hình nó giúp tạo ra khơng khí làm việc tốt hơn cho nhân viên, đồng thời nó góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Ở Cơng ty CP Vật Tư Viễn Thơng đang xây dựng một nền văn hóa đặc trưng, hình ảnh cho mình.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Là những trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty Cổ Phần Vật Tư Viễn Thông đã đầu tư hệ thống trang thiết bị khá hiện đại. Nhưng trang thiết bị dành cho lực lượng bán hàng phục vụ quá trình bán hàng lại chưa được trang bị đầy đủ và tốt nhất. Hơn thế cơng nghệ thơng tin đang phát triển mạnh nó địi hỏi phải trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp bán hàng được thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Sản phẩm: Là yếu tố quan trọng quyết định mục tiêu kinh doanh của Công ty. Hiện nay, cơ cấu sản phẩm của Công ty rất đa dạng đáp ứng khá tốt nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng của công ty công ty cổ phần vật tư viễn thông (Trang 28 - 33)