Phương pháp quan sát bệnh lý ở cá

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25 - 28)

II.1.1.3.1. Quan sát hoạt động của cá

Hoạt động của cá phải được quan sát thường xuyên mới có thể phát hiện sớm những biểu hiện bất thường. Bầt kỳ một dấu hiệu hoạt động bất thường của cá cũng cần phải được ghi nhận và tìm hiểu nguyên nhân. Trước khi có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, cá thường ăn nhiều hơn bình thường và sau đó ngừng ăn, hoặc có một số cá tách đàn khi bắt mồi. Sự ghi nhận thường xuyên những thông tin về hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ số chiều dài/trọng lượng cơ thể hoặc những dấu hiệu về hình dạng cơ thể sẽ giúp dự đoán/phát hiện bệnh sắp xảy ra.

Những biểu hiện bất thường của cá như bơi gần mặt nước, chìm xuống đáy ao, mất thăng bằng hoặc thiếu oxy hay có bất kỳ những dấu hiệu hoạt động bất thường nào. Sự xuất hiện đột ngột của những hoạt động bất thường của cá thường liên quan đến tình trạng hơn mê của cơ thể cá. Những thay đổi về hoạt động của cá thường xảy ra khi cá bị sốc. Thiếu oxy làm cá bị ngạt thở, lờ đờ, phình bụng hay bơi lắc lư mất hăng bằng và thậm chí làm ảnh hưởng xấu đến mang và máu. Những hoạt động lạ thường còn có thể do những rối loạn về thần kinh liên quan đến bệnh (bệnh do vi-rút gây viêm não và võng mạc).

Phải theo dõi xem cá chết dưới hình thức nào và mức độ ra sao. Nếu cá cứ tiếp tục chết dai dẳng thì phải thu mẫu gởi đến phịng thí nghiệm để thực hiện các chẩn đốn ở mức 2 và 3. Nếu cá chết đồng loạt hoặc chết theo vùng ngẫu nhiên thì phải xem xét ngay lập tức và các chỉ tiêu về môi trường trước và sau khi cá chết cần phải được ghi nhận và xem xét. Cá chết lan từ vùng này sang vùng khác có thể là do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và phải thu mẫu định dạng mầm bệnh ngay lập tức. Việc làm tức thời (nếu có thể) là cách ly cá bị bệnh và cá khỏe trong thời gian xác địng nguyên nhân gây tử vong.

Tăng trưởng hàng ngày của cá cần phải được ghi nhận càng đầy đủ càng tốt. Tốt nhất là thu mẫu định kỳ hoặc ước lượng khi cho cá ăn mỗi ngày. Bên cạnh thông tin về tăng trưởng của cá thông tin về hoạt động bắt mồi và cá chết (nếu có) cũng cần được ghi nhận đầy đủ. Thời gian thay bể hay thay nước, vệ sinh dụng cụ/ống dẫn nước hay khử trùng trại cũng càn được ghi chép lại. Trong nhiều trường hợp, những thơng tin trên rất hữu ích để tìm ra ngun hay xuất hiện bệnh trong trại nuôi cá.

II.1.1.3.2. Thông tin về sản xuất, môi trường và quản lý ao

Chất lượng nước và những điều kiện môi trường biến động cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cá có thể là ảnh hưởng trực tiếp (trong giới hạn chịu đựng về

mặt sinh lý) hay gián tiếp (làm tăng sự mẫn cảm của cá với mầm bệnh). Nhiệt độ, độ mặn, độ đục, vi khuẩn gây bẩn và sự phát triển của tảo đều là những yếu tố môi trường quan trọng. Mật độ nuôi cao trong các hệ thống nuôi thâm canh làm cho các bị sốc và gây nên những thay đổi về môi trường tạo điều kiện cho bệnh bộc phát. Sự tích tụ chất thải từ thức ăn thừa do cho ăn quá mức hay do cá giảm ăn đều sinh ra độc tố khi phân hủy làm ảnh hưởng trực tiếp đến cá và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Các mầm bệnh này thường là các tác nhân gây bệnh thứ cấp. Ngoài ra các chất gây ơ nhiễm khác cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cá.

Thông tin vế môi trường nuôi đặc biệt là ở những hệ thống nuôi hở, ao, bè hay lồng rất quan trọng khi xác định nguyên nhân gây bệnh. Các thông tin cần phải ghi nhận càng thường xuyên càng tốt là: những thay đổi về thời tiết, nhiệt độ nước, hàm lượng oxy, pH, độ mặn, độ trong và sự phát triển của tảo và hoạt động của con người.

II.1.1.3.3. Quan sát bề mặt cơ thể cá

Những quan sát bề mặt cơ thể cá nói chung khơng cung cấp nhiều thơng tin liên quan đến một sự cố về bệnh riêng lẻ nhưng những quan sát về dấu hiệu lâm sàng ở bề mặt cơ thể cùng với những biện pháp hợp lý như loại bỏ hoặc cách ly cá bệnh với cá khỏe, thu mẫu xét nghiệm có thể giảm đáng kể thất thốt do bệnh.

II.1.1.3.4. Quan sát trên da và vây cá

Những tổn thương trên da và vây thường là do bệnh truyền nhiễm, ví dụ như bệnh đỏ da ở cá chép. Tuy nhiên, những vết thương trước đó do những nguyên nhân cơ học (cá cọ vào thành bể hay do những sinh vật khác như cá dữ, chim) hay tổn thương hóa học tấn cơng sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh sơ cấp hay thứ cấp (ví dụ như trường hợp nhiễm vi khuẩn Aeromonas) tấn công làm xấu thêm tình trạng sức khỏe của cá.

Những thay đổi ở da liên quan đến bệnh, ví dụ như bệnh đốm đỏ dù là nhỏ hay to thường địi hỏi phải có những động tác tích cực để xử lý. Những dấu hiệu bệnh thường xuất hiện xung quanh các tia vi, nắp mang, hậu mơn và vùng đi, cũng có khi dấu hiệu bệnh lan khắp tồn thân. Những dấu hiệu như xuất huyết hoặc mất cân bằng thẩm thấu sẽ làm cho da cá sậm màu đi. Những vết thương bị xuất huyết trên da dễ dẫn đến tình trạng lở loét làm ảnh hưởng đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu và khả năng đề kháng của cơ thể với các mầm bệnh thứ cấp. Hiện tượng lở loét thường gặp ở phần da vùng lưng và đầu và có thể do bệnh gây nên. Ở một số loài cá, những chỗ da bị sưng lên là dấu hiệu của sự mất vẩy hoặc sự tích tụ chất nhày.

Ngoại ký sinh trùng hay giun dẹp cũng cần phải được lưu ý. Khi những loài ký sinh trùng này xuất hiện trên da cá nhiều hơn mức bình thường sẽ làm cho cá bị nhiễm những mầm bệnh thứ cấp, là dấu hiệu của sự phát bệnh hay bị sốc. Ký sinh trùng có thể bám trên bề mặt da cá hoặc ở giai đoạn ấu trùng sống trong bào nang/bào xác dưới da hay vi cá. Những dạng bào xác ấu trùng như ấu trùng sán lá song chủ metacercariae có thể phát hiện nhờ những đốm trắng hay đen dưới da (hoặc sâu trong mô).

Mắt của cá cũng là nơi cần được quan sát cẩn thận để phát hiện bệnh. Hình dạng, màu sắc, tình trạng đục vẩn, bọt khí và những đốm đỏ nhỏ lấm tấm do xuất huyết đều là những dấu hiệu cho thấy cá sắp bị bệnh hoặc đang ở trong tình trạng nhiễm bệnh. Ví dụ

như trường hợp mắt cá bị to và trương phồng lên còn được gọi là cá bị lồi mắt thường liên quan đến nhiều trường hợp bệnh ở cá.

II.1.1.3.5. Quan sát mang

Mang cá là một trong số các mô dễ quan sát những thay đổi khi cá bị bệnh như mang nhợt nhạt hay bị lở loét. Những thay đổi ở mang cá thường là có liên quan đến bệnh và cần phải lưu tâm đặc biệt khi thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện ở mang. Những đốm đỏ trên mang là dấu hiệu của sự xuất huyết đã làm giảm di khả năng thực hiện các chức năng của mang. Mang bị sinh vật gây bẩn bám, tích tụ nhiều chất nhày hay ký sinh trùng (tiêm mao trùng, sán lá đơn chủ, giáp xác chân chèo, nấm, v.v.) đều có thể làm hạn chế bề mặt tiếp xúc của mang và là dấu hiệu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá. Những ảnh hưởng xấu ở mang có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến cá hoặc làm cho cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh thứ cấp khác.

II.1.1.3.6. Quan sát trên cơ thể

Bất kỳ một thay đổi khác thường nào về mặt hình dạng của cá đều là dấu hiệu không tốt về mặt sức khỏe. Những thay đổi về hình dạng thường gặp là “đầu nhọn” hay xảy ra ở cá con là dấu hiệu của sự phát triển khơng bình thường; hiện tượng ưỡn hay vẹo cột sống là dấu hiệu không tốt về dinh dưỡng hay môi trường. Phù cơ thể là một hiện tượng xuất hiện khá phổ biến và dễ nhận thấy nhất về mặt thay đổi hình dạng cơ thể của cá. Phù cơ thể là sự căng phồng phần bụng làm cho bụng cá trương to. Đây là dấu hiệu bệnh cho thấy có sự sưng lên của các nội quan cá như gan, tụy hay thận, sự tích tụ dịch cơ thể do ký sinh trùng hoặc do những nguyên nhân khác chưa rõ. Phù cơ thể là một trong những nhân tố của khá nhiều bệnh nguy hiểm ở cá liên quan đến sự ngưng trệ hệ thống điều hịa thẩm thấu do có nhiều tế bào máu của thận bị phá hủy.

II.1.1.3.7. Quan sát bên trong cơ thể cá

Quan sát bên trong cơ thể cá là bước tiếp sau việc quan sát những thay đổi về hoạt động/tập tính sống của cá. Mẫu cá bệnh phải được giải phẫu dọc theo phần bụng từ họng đến hậu môn để quan sát các nội quan và xoang cơ thể. Nên giải phẫu mẫu cá khỏe để so sánh những sai khác của nội quan cá khoẻ và cá bệnh.

Nếu như cá khỏe mạnh và các mơ cơ thể bình thường thì sẽ khơng thấy dịch cơ thể trong khoang bụng cá, cơ rắn chắc, có thể thấy những lớp mỡ có màu trắng kem xung quanh ruột và dạ dày. Thận có màu đỏ sẫm nằm sát phần tận cùng phía trên của khoang cơ thể giữa tuỷ sống và bóng hơi, gan có màu đỏ, tụy và lách cũng có màu đỏ.

II.1.1.3.8. Quan sát khoang bụng và các mô

Những dấu hiệu bệnh thường thấy nhất trong khoang cơ thể là sự xuất huyết và sự tích tụ dịch cơ thể. Những đốm máu có thể xuất hiện trong cơ vách của khoang cơ thể.Vách của khoang cơ thể mềm nhũn, rã ra khi giải phẫu là dấu hiệu cho biết cá đã chết lâu và sẽ khơng cịn thích hợp cho việc chẩn đốn chính xác do sự xâm nhập rất nhanh của các vi sinh vật hoại sinh là mầm bệnh cơ hội khi sau khi cá chết.

Hiện tượng hoại cơ cịn có thể do cơ bị nhiễm trùng ví dụ như ký sinh trùng nhóm thích bào tử trùng (myxosporean). Có thể quan sát sự nhiễm trùng này bằng cách ép một mảnh

nhỏ mẫu mô bị nhiễm lên lam kính và quan sát bằng kính hiển vi giải phẫu để quan sát những thể vùi dạng bào tử. Một số loài ký sinh trùng nhóm vi bào tử trùng (microsporidian) và thích bào tử trùng có thể hình thành bào xác trong cơ của cá, mô liên kết các nội quan và khoảng cơ thể, và những cơ quan khác. Những dạng bào xác này tập trung thành từng cụm có hình cầu trắng và địi hỏi thao tác định danh để xác định ký sinh trùng thuộc nhóm nào.

Giun sán cũng có thể xuất hiện trong khoang bụng, nhóm này thường nằm cuộn lại xung quanh các nội quan và các mô màng bụng. Sự hiện của chúng thường không gây nguy hiểm cho cá tuy nhiên nếu chúng có quá nhiều trong khoang bụng sẽ gây chèn ép hay chiếm chỗ các nội quan của cá.

II.1.1.3.9. Quan sát các nội quan

Bất cứ những đốm trắng xám nào xuất hiện trên một trong những cơ nội quan của cá như gan, thận, tụy hay lách đều do bệnh vì những đốm trắng xám này là dấu hiệu của sự hoại tử hoặc tổn thương ở mơ. Ở thận hoặc lách thì đây là dấu hiệu của sự ngưng sản xuất tế bào máu. Những vết loét trên thận cịn có thể là do ảnh hưởng trực tiếp của sự điều hoà áp suất thẩm thấu. Những vết lt trên gan thì có thể do ảnh hưởng của cơ chế kháng khuẩn và kháng độc tố. Bất kỳ một nội quan nào của cá bị sưng lên đều là dấu hiệu của bệnh cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Khi ruột cá bị sưng thì phải kiểm tra xem là do thức ăn hay do sự tích tụ dịch nhày. Sự tích tụ dịch nhày là dấu hiệu của ngưng tiêu hóa thức ăn, loại bỏ chất thải cũng như sự kích động ruột thường có liên quan đến những bệnh nguy hiểm. Đây cũng có thể do sự xâm nhập cơ hội của những đoạn ruột đã bị kích động do sự thay đổi quá nhanh về thức ăn ví dụ như do trùng roi Hexamita salmonis.

Ruột có đầy dịch nhày có thể nhận ra qua phân kết cụm, phân kéo dài hay có dịch nhày. Thơng tin về phương pháp quan sát dấu hiệu bệnh trên cơ thể cá cũng được trình bày trong phần bệnh cá, giáo trình bệnh học thủy sản (Khoa Thủy sản, 2005). Các dấu hiệu bệnh thường gặp ở cá được trình bày ở phụ lục 3.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)