8.1. Mơi trường tự nhiên
Hai khía cạnh của mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa của một dân tộc là địa hình và khí hậu.
-Địa hình là tất cả các đặc điểm tự nhiên tạo nên đặc trưng bề mặt của khu vực địa lý cấu thành địa hình.
* Địa hình có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Ví dụ:, có ít nhu cầu về xe ga của hãng Honda ở các vùng đồi núi vì động cơ của nó q yếu. Nhưng ở đó lại là tốt hơn đối với việc bán xe mơ tơ có động cơ lớn hơn để chạy ở địa hình xấu, lưu động và tiết kiệm nhiên liệu.
* Địa hình có thể ảnh hưởng lớn đến giao tiếp cá nhân trong một nền văn hóa.
Ví dụ, 2/3 lãnh thổ Trung Quốc nằm trong phạm vi địa hình đồi núi (gồm cả dãy núi Himalaya và nam Tây tạng) và các sa mạc Gobi rộng lớn. Các nhóm dân tộc sống ở thung lung núi trên thực tế vẫn giữ lối sống và sử dụng ngơn ngữ của riêng họ.
- Khí hậu là điều kiện thời tiết ở một khu vực địa lý.
+ Khí hậu ảnh hưởng đến lối sống và cơng việc, do đó các cơng ty kinh doanh trong những vùng này phải thích nghi.
Ví dụ : ở nhiều quốc gia Nam Âu, Bắc Phi và Trung Đông, trong mùa hè (tháng 7 và tháng 8) sức nóng của mặt trời tăng mạnh vào đầu giờ chiều, do đó người dân thường nghỉ làm việc sau trưa 1 hoặc 2 tiếng. Các công ty kinh doanh ở vùng này phải biết để điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong những giai đoạn máy móc nhàn rỗi. Kế hoạch giao hàng và nhận hàng phải lùi lại vào buổi chiều tối để tạo điều kiện giao hàng thuận tiện trong những giờ làm việc muộn.
+ Khí hậu ảnh hưởng đến tập quán như mặc quần áo và dùng thức ăn, do đó các cơng ty kinh doanh cần biết để thiết kế sản phẩm hàng hóa cung ứng trên thị trường này.
Ví dụ, người dân ở những khu vực nhiệt đới thường mặc ít quần áo và quần áo thường rộng rãi vì khí hậu ở những nơi này là ấm và ẩm ướt.
Như vậy, yếu tố tự nhiên tác động đến quá trình hoạt động nhân sự, sản xuất cũng như vấn đề thiết kế sản phẩm hàng hóa cung ứng trên thị trường trong kinh doanh quốc tế.
8.2. Văn hóa vật chất
Là tất cả các cơng nghệ áp dụng trong một nền văn hóa để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Văn hóa vật chất dùng để đánh giá tiến bộ công nghệ của một thị trường hay nền công nghiệp của quốc gia.
+ Sự thay đổi trong văn hóa vật chất thường kéo theo sự thay đổi của các khía cạnh văn hóa khác
Khi xem xét yếu tố văn hoá vật chất, chúng ta cân nhắc cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội. Nếu một quốc gia tiến bộ về mặt kỹ thuật, con người sẽ ít tin tưởng rằng số mệnh giữ vai trò chủ yếu trong cuộc sống của họ và tin tưởng rằng con người có thể kiểm sốt những điều xảy ra với họ, những giá trị của họ cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn.
Vì thế, khi thực hiện kinh doanh ở các nước có kỹ thuật phát triển, những nhà doanh nghiệp cần phải cập nhật sản phẩm hoặc tốt hơn, hoặc nhiều tiện ích hơn. Ở nhứng quốc gia có kỹ thuật kém phát triển, những sản phẩm này sẽ vượt quá yêu cầu vì cơ sở hạ tầng khơng đủ để sử dụng chúng hoặc vì nơi đó chưa có nhu cầu.
Nói chung, các hãng tham gia vào các thị trường mới theo một trong hai điều kiện: (1) Nhu cầu về những sản phẩm của họ đã phát triển, hoặc (2) Thị trường có đủ sức hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất của nó.
Ví dụ:
- Xe ơtơ được cạnh tranh ở Mỹ để tăng thị phần vì họ khơng thể tăng mức bán ở nước thứ ba vì cơ sở hạ tầng giới hạn (đường xá, đại lộ) và họ cần nhiều xe gắn máy hơn.
Như vậy, nhân tố văn hóa vật chất tác động đến vấn đề đánh giá và lựa chọn thị trường trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Tóm lại, sự khác biệt về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế:
-Lựa chọn thị trường: so sánh lợi ích, chi phí và rủi ro. - Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế.
- Trong q trình hoạt động nhân sự, marketing, tài chính.
Ví dụ minh họa cụ thể:
Cuộc sống cùng với giá trị văn hố sẽ ln luôn vận động và không cho phép chúng ta dừng lại. Trong một thế giới biến đổi mau lẹ như thế giới ngay nay, để tồn tại và phát triển các tổ chức, cơng ty, doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng, tự hồn thiện để có thể hợp tác, hội nhập và nắm bắt các cơ hội một cách kịp thời. Các tổ chức, công ty, DN đang xây dựng một nền kinh tế thị trường mà trong nền kinh tế thị trường, nịng cốt chính là dựa trên nền tảng giá trị văn hoá
mỗi quốc gia. Vậy để các cơng ty có thể tiếp cận được nền văn hóa khác biệt và đa dạng các cơng ty cần nắm được:
- Học văn hóa nước khác. - Phát triển kỹ năng đa văn hóa
- Trong khi phải hiểu biết, tơn trọng và thích nghi (ở mức độ nhất định) văn hoá của đối tác, phải kiên định nền văn hoá dân tộc, những giá trị bền vững của văn hoá dân tộc trong giao tiếp kinh doanh .
Tham gia thị trường tồn cầu hóa, nền kinh tế nước ta bước vào một không gian kinh tế mới trên đường phát triển; doanh nhân nước ta cũng bước vào một thị trường rộng lớn hơn trước rất nhiều. Tình hình mới địi hỏi bổ sung những nhận thức mới, cách tiếp cận mới về văn hóa kinh doanh trong thời hội nhập.
Từ nay, khi cuộc cạnh tranh với quy mơ tồn cầu mở ra, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nhân nước ta mang ra trao đổi, từ gạo, tôm cá, hồ tiêu, cao su cho đến quần áo, giày dép, máy móc, thiết bị, các loại dịch vụ ... đều phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường WTO mà ngay cả ở thị trường trong nước. Chúng ta mang hàng hóa ra thị trường WTO càng nhiều càng tốt, nhưng tất cả cần phải tốt lên bản sắc văn hóa VN, làm cho sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu VN phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng; song vẫn có những nét riêng, khơng lẫn được với sản phẩm, hàng hóa của nước khác. Mang hàng hóa, dịch vụ ra thị trường thế giới cũng là mang văn hóa kinh doanh VN ra thế giới, góp phần làm phong phú thêm văn hóa kinh doanh tồn cầu.
Trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã thành công trong kinh doanh và giao tiếp. Không những bánh phồng tôm Sa Giang, cá kho tô, kẹo dừa Bến Tre, chè Tân Cương và chè Tuyết Sơn đã chiếm lĩnh thị trường mà món phở, tranh sơn mài, đồ gốm Bát Tràng và chiếc áo dài Việt Nam đã được xuất khẩu và ưa chuộng trên thế giới. Cà phê Trung Nguyên mở ra ở Tokyo do một doanh nhân Nhật Bản làm chủ đã trở thành một trung tâm văn hoá Việt Nam với âm nhạc Trịnh Công Sơn, tranh thêu và sơn mài Việt Nam đem lại hương vị văn hố Việt Nam. Hàng Khơng Việt Nam, Du lịch Việt Nam đã có những thành cơng trong giữ gìn và quảng bá văn hố Việt Nam ra nước ngồi.
Tuy đã có một số thành cơng ban đầu, doanh nhân Việt Nam còn phải học hỏi nhiều để cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khơng ít chuyến đi cơng tác , nghiên cứu thị trường khá tốn kém đã đem lại ít kết quả hay khơng có kết quả đối với doanh nghiệp. Có doanh nhân mang áo dài Việt Nam sang bán ở Ai Cập, áo rất được hoan nghênh nhưng vì qn khơng mang theo
quần nên phụ nữ Ai Cập không hiểu mặc thế nào và không bán được. Nhiều chuyến đi thiếu chuẩn bị, hiểu biết về văn hoá và đối tác quá nghèo nàn, không đem lại kết quả tương xứng. Hiểu biết của doanh nhân Việt Nam về thị trường Trung Quốc , Thái Lan, thị trường các nước Hồi giáo hay thị trường Hoa Kỳ cịn sơ sài, thiếu nghiên cứu chun mơn nên chưa thâm nhập được thị trường như mong muốn. Trong giao tiếp, khơng ít doanh nhân chưa nghiên cứu văn hố nước đối tác, chiêu đãi người Trung Quốc thì để khách bị đói trong khi chuốc rượu " trăm phần trăm" thì q nhiều.
Để xây dựng văn hoá kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ về quan điểm, tư tưởng của chúng ta là “hồ nhập mà khơng hồ tan”, đây là một quan điểm khẳng định rõ việc gìn giữ những truyền thống văn hoá đáng quý của dân tộc để chúng ta ln có bản sắc riêng về văn hố Việt Nam. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập thế giới chúng ta cũng cần phải có những nắm bắt kịp thời, tiếp thu những nền văn hoá, văn minh tốt đẹp của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới, nên kết nối những viện nghiên cứu chuyên sâu về đông phương học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Viện nghiên cứu Hoa Kỳ với các yêu cầu bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và kỹ năng đàm phán, giao tiếp cho doanh nhân Việt Nam., đồng thời phải khắc phục những hạn chế vốn là điểm yếu của chúng ta…Bên cạnh việc đề ra những chuẩn mực xã hội, những quy định về pháp luật đối với các doanh nghiệp, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân những nét văn hoá tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày cũng như văn minh thương mại, văn minh giữa người bán và người mua…