Ảnh hưởng đến tiêu dùng:

Một phần của tài liệu Đề thi quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 29 - 31)

1. Ảnh hưởng của yếu tố giá trị và chuẩn mực trong kinh doanh quốc tế: 1 Khái niệm giá trị và chuẩn mực trong văn hóa

1.2.3 Ảnh hưởng đến tiêu dùng:

Các giá trị là quan trọng đối với kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người. Chẳng hạn như ở Singapore giá trị là làm việc tích cực và thành đạt về vật chất, ở Hy Lạp giá trị là nghỉ ngơi và lối sống văn minh.

Điều quan trọng mà nhà kinh doanh cần phải làm trước khi thâm nhập thị trường mới đó là phải khảo sát và thăm dò thị trường, nắm bắt được các nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu của khách hàng, quy mô của thị trường và những rủi ro có thể xảy ra. Những hiểu biết về văn hóa giúp nhà kinh doanh nâng cao năng lực quản lý người lao động, quảng bá sản phẩm và thực hiện việc đàm phán ở các quốc gia khác nhau. Những quốc gia khác nhau, những vùng văn hóa khác nhau sẽ có những phong tập tục khác nhau địi hỏi nhà kinh doanh phải có những chuẩn mực nhất định về kiểu dáng, mẫu mã của các mặt hàng muốn quảng bá và phân phối cho các thị trường. Các doanh nghiệp cần tính đến ảnh hưởng của văn hoá trong khi thực hiện 4 khâu của quy trình marketing 4P.

- Production: cùng một loại sản phẩm khi được bán ở các địa phương, các nền văn hoá khác nhau và hướng tới những đối tượng người tiêu dùng khác nhau thì phải có những đặc điểm đặc trưng riêng. Những đặc trưng đó được quy định bởi thị hiếu, quan niệm và các đặc điểm khác nhau của từng nền văn hố. Ví dụ, ở Việt Nam, xe máy là phương tiện đi lại phổ biến, người ta dùng nó để di chuyển trong thành phố, trên những con đường nhiều chỗ rẽ, trong những ngõ nhỏ và sâu. Vì thế, xe máy sản xuất cho thị trường tiêu dùng Việt Nam phải là loại xe có phân khối nhỏ, kích thước hợp lý để tiện đi lại, tiết kiệm nhiên liệu và không chiếm nhiều chỗ trong những ngôi nhà nhỏ hẹp.

- Place: tập quán mua sắm của người tiêu dùng ở các nền văn hoá khác nhau ảnh hưởng đến khâu phân phối trong kinh doanh. Các doanh nghiệp khi tiếp cận một thị trường mới cần tìm hiểu thói quen mua sắm tại thị trường đó để lựa chọn hình thức phân phối hiệu quả nhất. Người Mỹ thường thích mua hàng ở các siêu thị hoặc các trung tâm bn bán lớn (shopping mall). Người Nhật thì lại thích những cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 giờ.

- Price: quan niệm về giá cả và chất lượng hàng hoá của người tiêu dùng có tác động khơng nhỏ đến chiến lược giá của doanh nghiệp. Người Việt Nam thích hàng hố có chất lượng cao nhưng giá phải thấp, trong khi với người Nhật thì hàng hóa giá thấp chưa chắc đã thu hút được họ. Vì thế, khi xây dựng chiến lược giá, các doanh nghiệp cần lưu ý tìm hiểu quan niệm của người tiêu dùng ở thị trường mà họ nhắm tới.

- Promotion: ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của văn hoá đối với hoạt động xúc tiến thương mại thể hiện ở quảng cáo. Cùng một kiểu quảng cáo có thể được đón nhận nồng nhiệt ở thị trường này, bởi một nhóm người tiêu dùng này, nhưng lại bị tẩy chay ở một thị trường khác, bởi một tập thể người tiêu dùng khác. Hãng thời trang Calvin Klein sử dụng hình ảnh một người đàn ơng cởi trần để quảng cáo cho nhãn hiệu quần CK, song mẫu quảng cáo này bị phản đối ở các nước theo đạo Hồi và nhà sản xuất phải sử dụng một mẫu quảng cáo khác để quảng bá sản phẩm của mình ở thị trường này. Như vậy, doanh nghiệp cần xác định phương thức tiếp thị và quảng bá sản phẩm thích hợp với quan niệm và thị hiếu của thị trường và nhóm người tiêu dùng mà họ nhắm tới.

Trong hoạt động ngoại thương, các doanh nhân và các công ty luôn vươn tới những thị trường mới, mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thuộc những nền văn hóa mới. Việc quan trọng đầu tiên mà họ phải làm là tìm hiểu nền văn hóa của địa phương nơi họ định thâm nhập hoặc định tiến hành kinh doanh. Việc tìm hiểu này khơng chỉ bao gồm những vấn đề liên quan đến giao tiếp, cách thức tư duy và phong cách làm việc, mà thương nhân hay doanh nghiệp cần phải có hiểu biết đầy đủ về những gì được coi là tốt, là đẹp trong nền văn hóa mà họ đang dần dần tiếp cận. Chính vì thế, cịn có thể kể đến vai trị của hiểu biết về mỹ học trong hoạt động ngoại thương. Rất nhiều sai phạm có thể xảy ra từ việc chọn màu sắc khơng phù hợp trong quảng cáo, đóng gói hàng hóa và ngay cả màu sắc của đồng phục làm việc. Ví dụ, màu xanh lá cây là màu yêu thích đối với cư dân đạo Hồi và là màu sắc trên hầu hết quốc kỳ các nước theo đạo Hồi, kể cả Jordani, Pakistan và Ả-rập. Điều đó dẫn đến việc hàng hóa

thường được đóng gói màu xanh lá cây để lợi dụng thông điệp về màu sắc này. Ngược lại, một loạt các nước châu Á, màu xanh lá cây thường gây liên tưởng tới sự ốm yếu.

Thêm vào đó, mặc dù hệ thống luật pháp quốc tế khơng được rõ ràng nhưng bước đầu đã có những điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và những vấn đề thương mại nói chung. Qua đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường. Khi đó, các chuẩn mực này sẽ có những tác động, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng của người dân.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng văn hóa, trong đó giá trị và chuẩn mực có vai trị khơng nhỏ trong kinh doanh nói chung và hoạt động ngoại thương, kinh doanh quốc tế nói riêng. Chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng cụ thể của yếu tố giá trị và chuẩn mực trong hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản trong phần sau.

Ý nghĩa của sự phân tích đó với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu qua 1 ví dụ cụ thể

(Hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản)

Một phần của tài liệu Đề thi quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)