Ảnh hưởng đến giao tiếp:

Một phần của tài liệu Đề thi quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 28 - 29)

1. Ảnh hưởng của yếu tố giá trị và chuẩn mực trong kinh doanh quốc tế: 1 Khái niệm giá trị và chuẩn mực trong văn hóa

1.2.2 Ảnh hưởng đến giao tiếp:

Từ những khách hàng đơn lẻ và doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt nhân của hoạt động kinh doanh là con người. Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, kỳ vọng và các cách thức giao tiếp khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú sốc trước khi có thể thích nghi được với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa là quan trọng khi cơng ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hóa khác nhau.

Vì vậy, việc hiểu biết giá trị và chuẩn mực không chỉ cần thiết khi một cơng ty tiến hành kinh doanh ở đất nước mình mà nó cũng rất quan trọng khi tiến hành kinh doanh “xuyên quốc gia”. Khi những người mua và người bán trên khắp thế giới gặp nhau để tiến hành kinh doanh thì họ mang tới những hiểu biết khác nhau, những kỳ vọng về cách thức giao tiếp khác nhau. Việc biết cách giao tiếp với những bạn hàng đến từ những nền văn hóa khác là hết sức quan trọng đối với các doanh nhân. Ở những đất nước khác nhau, con người sống và làm việc theo những cách khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, người ta thường ăn tối vào khoảng 6 giờ, còn ở Tây Ban Nha lại vào khoảng 8 hoặc 9 giờ tối. Ở Mỹ, mọi người mua sắm trong những siêu thị lớn mỗi tuần một lần, trong khi đó người Ý lại mua sắm trong những cửa hàng nhỏ hàng ngày. Đó chính là những khác biệt về văn hóa, mà nếu người làm ngoại thương nắm được những khác biệt này thì họ sẽ dễ dàng trong giao tiếp với bạn hàng nước ngoài, tạo lập được mối quan hệ kinh doanh nhiều thuận lợi, thậm chí thoạt đầu là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và tiếp sau đó là những mối quan hệ bn bán thịnh vượng.

Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thơng tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Một yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rõ rệt đến giao tiếp trong hoạt động ngoại thương chính là ngơn ngữ. Tuy nhiên, việc biết tiếng địa phương có thể tạo ra được một số mối quan hệ đặc biệt và bước ngoặt trong kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp hay nhà sản xuất khơng hiểu tiếng địa phương có thể phạm sai lầm do dịch khơng chính xác. Ví dụ, hãng General Motors đã gặp khó khăn khi đưa ra loại xe mới mang tên Chevrolet Nova ở thị trường Puerto Rico. Khi dịch sang tiếng Tây Ban Nha thì “Nova” có nghĩa là ngơi sao, nhưng nếu nói như “no va” thì lại có nghĩa là “nó khơng đi”, do đó hãng General Motors đã phải đổi tên loại xe này thành Caribe.

Bên cạnh những thơng điệp được trình bày rất rộng qua ngơn từ thì người làm ngoại thương cần phải hiểu biết các phong tục tập quán của các nước bạn nhằm tránh những nhầm lẫn, gây ra các sai lầm, định kiến hoặc gây phiền hà trong giao tiếp kinh doanh. Việc tặng quà là một phần của giao tiếp trong đời sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh. Trong những nền văn hoá khác nhau, tập quán tặng quà cũng khác nhau. Cho nên, cần tìm hiểu tập quán tặng quà và quan niệm của người nhận quà để chọn được món q thích hợp.

Vì vậy, việc nắm được sự khác nhau về giá trị và chuẩn mực, phong tục tập quán, các thói quen sinh hoạt hàng ngày của các nước trên thế giới mà các thương gia muốn tiếp cận đóng một vai trị khơng nhỏ giúp họ có thể giao tiếp và thành công trên con đường kinh doanh sau này.

Một phần của tài liệu Đề thi quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)