2.1. Tập quán
Là cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong một nền văn hóa. Ví dụ: Trong nền văn hóa Ả rập, bạn khơng được chìa tay ra khi mời chào một người nhiều tuổi hơn ngoại trừ người này đưa tay ra trước. Nếu người trẻ tuổi hơn đưa tay ra trước, đó là một cách cư xử khơng thích hợp. Hơn nữa, vì văn hóa Ả rập xem tay trái là “bàn tay không trong sạch” nên nếu dùng bàn tay này để rót trà và phục vụ cơm nước thì bị coi là cách cư xử khơng lịch sự.
Cũng có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này thường mẫu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của người Châu Á. Nói
như vậy khơng có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thô lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu quả hơn là sự lịch thiệp.
2.2. Phong tục
Là thói quen hoặc cách cư xử trong những trường hợp cụ thể được truyền bá qua nhiều thế hệ, nó trở thành phong tục.
Có 2 loại phong tục là phong tục dân gian và phong tục phổ thông. * Phong tục dân gian thường là cách cư xử bắt đầu từ nhiều thế hệ trước,đã tạo thành thơng lệ trong một nhóm người đồng nhất. Ví dụ: đội khăn xếp của đạo Hồi ở Nam Á và nghệ thuật múa bụng ở Thổ Nhĩ Kỳ.
* Phong tục phổ thơng là cách cư xử chung của nhóm khơng đồng nhất hoặc nhiều nhóm. Ví dụ tặng hoa nhân ngày sinh nhật.
Đặc biệt là chú ý đến việc tặng quà trong các nền văn hóa:
Văn hoá về quà tặng giữa các nước khác nhau cũng khác nhau rất nhiều. Khơng phải lúc nào và món q tặng nào cũng được hoan nghênh. Nhiều khi một ý định tốt khi tặng quà lại trở thành khơng tốt khi món q đó vi phạm tín ngưỡng văn hố của một dân tộc. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân nước ngồi xây dựng thành cơng những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay khách hàng địa phương. Tặng quà là một nghệ thuật và trong kinh doanh quốc tế. Do vậy, một nguyên tắc cơ bản nhất về tặng quà trong giao dịch quốc tế là khi chưa hiểu rõ phong tục của một nước thì cần phải nghiên cứu kỹ trước khi tặng quà.
Ví dụ: ở nước Anh và ở Liên xô cũ người ta thường hiếm khi tặng nhau quần áo. Người Anh cho rằng tặng quần áo là cái gì rất riêng tư, cịn ở Liên xơ cũ thì lại cho tặng quần áo là một hành vi hối lộ. ở Trung quốc và Đài loan người ta ít tặng nhau đồng hồ báo thức, vì từ đồng hồ phát ra âm giống như từ "chấm dứt" có nghĩa là chấm dứt và đi đến chỗ chết…
Ở các nước châu âu, thường sau một vài lần làm việc, khi quan hệ được phát triển người ta mới tặng quà, còn đối với các thương nhân Nhật bản ngay lần làm việc đầu tiên, lần gặp gỡ hay chia tay đầu tiên người ta đã tặng quà.
Như vậy, khi tiến hành kinh doanh ở một nền văn hóa khác, điều quan trọng đối với mỗi doanh nhân là phải hiểu phong tục, tập quán của mỗi người dân nước đó. Ở mức độ tối thiểu, hiểu tập quán và phong tục sẽ giúp nhà quản lý tránh được các sai lầm ngớ ngẩn hoặc gây nên sự chống đối từ những người khác. Phong tục, tập quán có tác động tới khả năng giao tiếp trong các nền văn hóa khác, bán sản phẩm có hiệu quả và quản lý được các hoạt động quốc tế.