Cấu trúc xã hộ

Một phần của tài liệu Đề thi quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 40 - 43)

Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm xã hội, địa vị xã hội, tính linh họat của xã hội.

Con người trong tất cả các nền văn hóa tự hội họp với nhau thành các nhóm xã hội rất đa dạng. Các nhóm xã hội đóng góp vào việc xác định từng cá nhân và hình ảnh của bản thân họ. Hai nhóm đóng vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính.

* Gia đình: có hai loại là :

- Gia đình hạt nhân: hình thành trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi nhất của một con người gồm cha mẹ, anh chị em. Khái niệm gia đình này chủ yếu xuất hiện ở Australia, Cananda, và các nước châu Âu.

-Gia đình mở rộng: hình thành trên cơ sở mở rộng gia đình hạt nhân, trong đó sẽ bao gồm cả ơng, bà, cơ, dì, chú, bác, cháu chắt và người thân thích như con dâu, con rể.. Khái niệm gia đình này chủ yếu xuất hiện ở các nước châu Á, Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ La tinh.

* Giới tính: Giới tính được nhận biết qua các hành vi và thái độ về mặt xã hội đề cập đến vấn đề là nam hay nữ, chẳng hạn như phong cách ăn mặc và sở thích hoạt động.

Ví dụ,các quốc gia hoạt động theo Luật đạo Hồi vẫn còn phân biệt nam và nữ trong các trường học và các hoạt động xã hội, nghiêm cấm phụ nữ trong những ngành nghề chuyên môn cụ thể. Ở Nhật, truyền thống lâu nay là phụ nữ bị từ chối các cơ hội bình đẳng ở nơi làm việc.

3.2. Địa vị xã hội

Địa vị xã hội thường được xác định bởi một hay nhiều yếu tố nằm trong 3 yếu tố: tính kế thừa gia đình, thu nhập và nghề nghiệp. Ở hầu hết các xã hội, những tầng lớp xã hội cao nhất thường do những người có uy thế, quan chức chính phủ và doanh nhân kinh doanh hàng đầu nắm giữ. Các nhà khoa học, bác sĩ và nhiều giới khác có trình độ đại học chiếm thứ bậc trung bình trong xã hội. Dưới các tầng lớp đó là lao động có giáo dục trung học và đào tạo nghề.

3.3. Tính linh hoạt của xã hội

Đối với một số nền văn hóa phấn đầu lên tầng lớp xã hội cao hơn là dễ dàng, nhưng ngược lại, ở một số nền văn hóa khác điều này rất khó khăn thậm chí là khơng thể. Tính linh hoạt của xã hội là sự dễ dàng đối với các cá nhân có thể di chuyển lên hay xuống trong thứ bậc xã hội của một nền văn hóa. Đối với hầu hết dân tộc trên thế giới ngày nay, một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xã hội là: hệ thống đẳng cấp xã hội và hệ thống giai cấp xã hội.

*Hệ thống đẳng cấp xã hội là một hệ thống phân tầng xã hội, trong đó con người được sinh ra ở một thứ bậc xã hội, hay đẳng cấp xã hội, khơng có cơ hội di chuyển sang một đẳng cấp khác.

Ví dụ, ở Ấn Độ là ví dụ điển hình về văn hóa đẳng cấp. nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến bị từ chối trong hệ thống, những nghề nghiệp nhất định bị hạn chế đối với thành viên trong mỗi đẳng cấp. Hệ thống đẳng cấp này buộc các

công ty Phương Tây ra những quyết định đạo lý nghiêm ngặt khi tham gia hoạt động ở thị trường Ấn Độ. Ví dụ, vịệc điều chỉnh liệu họ nên điều chỉnh chính sách nguồn nhân lực địa phương hay nhập khẩu lao động từ nước chủ nhà.

*Hệ thống giai cấp là một hệ thống phân tầng xã hội trong đó khả năng cá nhân và hành động cá nhân quyết định địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội.

Ví dụ, Ngày nay bãi cơng và gây thiệt hại về tài sản là hiện tượng rất thông thường khi các cơng ty châu Âu thơng báo đóng cửa nhà máy hay cắt giảm nhân công

Ngược lại, ở mức ý thức giai cấp thấp hơn sẽ khuyến khích tính linh hoạt xã hội và ít có mâu thuẫn. Ví dụ, ở Mỹ người ta cùng chung niềm tin rằng làm việc tích cực có thể cải thiện tiêu chuẩn sống và địa vị xã hội của họ. Họ cho rằng địa vị xã hội cao hơn gắn với thu nhập cao hơn và sung túc hơn, ít xem xét đến nguồn gốc gia đình. Khi mọi người cảm thấy vị trí xã hội trong tầm tay họ, họ sẽ có xu hướng bộc lộ sự hợp tác nhiều hơn ở nơi làm việc.

Như vậy, cấu trúc xã hội tác động đến các quyết định kinh doanh từ việc lựa chọn mặt bằng sản xuất đến việc chọn các phương thức quảng cáo và chi phí kinh doanh ở một nước.

4. Tôn giáo

Tôn giáo được định nghĩa như là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con người.

Có một số tơn giáo chủ yếu trên thế giới như: Thiên chúa giáo, hồi giáo, Hindu giáo, phật giáo, khổng giáo, do thái giáo và Shinto giáo.

Hiểu tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến tập quán kinh doanh là đặc biệt quan trọng ở các nước có chính phủ phụ thuộc tôn giáo.

- Các tổ chức của Thiên chúa giáo đôi lúc cũng can thiệp tới những vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh. Ví dụ, ảnh hưởng của một số nhóm Thiên chúa giáo gần đây kêu gọi tẩy chay cơng ty Walt Disney vì một số tín đồ bảo thủ đã đổ trách nhiệm về việc thanh thiếu niên không nghe lời dạy bảo của cha mẹ là do xem phim của hãng này.

- Tơn giáo có ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và dịch vụ có thể chấp nhận được đối với khách hàng theo đạo Hồi. Ví dụ, đạo Hồi cấm tiêu dùng thịt lợn và rượu. Thay cho thịt lợn là thịt cừu, bò và gia cầm.

- Tơn giáo cũng ảnh hưởng đến thói quen làm việc và xã hội: Người sử dụng lao động và quản lý nhân lực phải biết được ngày nào là quan trọng với tín đồ Do Thái. Chẳng hạn như ngày lễ Xa-bát kéo dài từ hồng hơn hơm thứ 6 đến cuối ngày thứ 7, tín đồ mộ đạo muốn về nhà trong những ngày này do đó lịch làm việc có thể được điều chỉnh. Nhân viên làm thị trường phải biết được món ăn nào tín đồ Do Thái khơng được phép dùng, ví dụ như thịt lợ, tơm hùm, cua.

Thịt và sữa phải được để riêng. Nhiều loại phải được tẩy uế theo tập quán gọi là Shehitan.

Như vậy, trong một nền văn hố đa tơn giáo, cần hết sức tế nhị và nhạy bén dể biết tơn giáo chính và những tơn giáo phụ khác. Điều quan trọng nhất là không được mắc bất kỳ sai lầm thô bạo nào, dẫn đến hiểu lầm về tôn giáo trong kinh doanh. Nếu không sẽ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do đó, sự khác biệt về nhân tố tơn giáo sẽ tác động đến lựa chọn thị trường, lựa chọn sản phẩm, quá trình hoạt động nhân sự…trong kinh doanh quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề thi quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)