Nguyên nhân của bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nội chẩn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 72)

4. Bệnh Keto

4.1. Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân chính của bệnh là do con vật khơng đủ glucose, hàm lượng glucose máu giảm từ 50 mg/100 ml xuống còn 25-30 mg/100ml.

Glucose máu giảm do glucose được huy động vào việc tổng hợp lactose của sữa. Người ta tính rằng một con bị sữa tiết 20 kg sữa mỗi ngày thì đã đưa vào sữa 1kg glucose để tạo lactose. Cần chú ý rằng ở thời kỳ cạn sữa hay tiết sữa bò khẩu phần rất nghèo các loại đường đơn, đặc biệt là glucose. Khi glucose bị huy động mạnh vào sữa thì gây ra thiếu glucose để tạo năng lượng cho các quá trình chuyển hoá và cho hoạt động của não và thần kinh, lúc này cơ thể lấy năng lượng từ nguồn ketone.

65

Khi con vật mang thai, glucose trong cơ thể mẹ cũng được huy động cho nhu cầu glucose của thai. Thai có nhu cầu glucose khá cao, mẹ phải ưu tiên giành glucose của mình cho việc duy trì hàm lượng glucose của máu thai ở mức bình thường. Vì thế nếu nguồn glucose cung cấp cho mẹ khơng đủ thì hàm lượng glucose máu mẹ giảm đáng kể, giảm tới mức không đủ glucose cho mô thần kinh hoạt động và dẫn đến một tình trạng bệnh gọi là huyết nhiễm độc khi mang thai (pregnancy toxaemia) thường gặp ở cừu mang thai cuối kỳ, đặc biệt ở cừu mang nhiều thai (vì thế bệnh cịn có tên gọi là bệnh cừu mẹ sinh đôi). Con vật trở nên chậm chạp, mệt mỏi, bỏ ăn và xuất hiện dấu hiệu thần kinh như run rẩy, đầu nghiêng một bên, khi có dấu diệu thần kinh thì tỷ lệ tử vong của cừu lên tới 90%. Cũng cần biết rằng glucose là nguồn tạo ra oxaloacetate, oxaloacetate là chiếc xe đón nhận acetyl-CoA đi vào chu trình tricarbơxylic acid (chu trình TCA). Khơng đủ oxaloacetate thì acetyl-CoA sinh ra trong q trình ơxy hố mỡ hay sinh ra từ sự lên men thức ăn ở dạ cỏ sẽ khơng đi vào được chu trình TCA, chúng tích luỹ lại và hình thành aceteoxetate, β-hydrơxybutyrate và acetone.

Ngồi ra, tất cả những nguyên nhân gây mất cân bằng năng lượng ở bị đều có thể làm bị bị ketosis, đó là:

Bị mới đẻ, tính ham ăn cịn thấp, lượng thức ăn ăn vào khơng đáp ứng đủ năng lượng cho nhu cầu tiết sữa. Ở bò sữa, sản lượng sữa đạt cao nhất lúc 4 tuần sau đẻ, nhưng thức ăn thu nhận chỉ đạt cao nhất lúc 7 tuần sau đẻ, như vậy trong giai đoạn tiết sữa mạnh bò dễ bị thiếu năng lượng.

Thức ăn chứa tiền ketone như axit butyric có nhiều trong cỏ họ đậu ủ xanh .

Thức ăn chứa một số chất làm giảm độ ngon, từ đó làm giảm thu nhận như axit butyric, cadaverine, putrescine, tryptamine trong thức ăn ủ xanh.

Khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng, quá trình lên men propionate bị cản trở. Cần chú ý rằng propionate qua con đường glucogenesis ở gan sẽ hình thành glucose.

4.2. Triệu chứng

Dấu hiệu lâm sàng thường rõ rệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 3 tuần sau đẻ. Bò mất dần sự ham ăn, sản lượng sữa giảm, giảm trọng, mắt trũng sâu, lười vận động, co bóp dạ cỏ giảm, phân khơ và chắc. Mùi acetone thấy trong hơi thở và trong sữa. Bị có dấu hiệu thần kinh bất thường (ketosis dạng thần kinh) như không linh hoạt, bơ phờ, đần độn, hoảng loạn, hay kêu rống, tiết nhiều nước bọt, có khi tấn công người. Phát hiện thấy thể ketone trong nước tiểu, huyết tương và sữa (ketone trong nước tiểu thường gấp 3 lần trong máu).

66

Có thể phát hiện bệnh bằng cách đo hàm lượng glucose máu, nếu hàm lượng glucose máu dưới 50mg/100ml là có dấu hiệu bệnh. Hoặc đo hàm lượng β – hydroxybutyrate máu, nếu hàm lượng trên 14,4mg/100ml là biểu hiện của bệnh. Trong thực hành sản xuất người ta kiểm tra thể ketone nước tiểu bằng que thử (ketostick). Mức nặng nhẹ của bệnh được đánh giá theo hàm lượng β – hydroxybutyrate trong nước tiểu.

4.3. Phòng và trị bệnh

Loại bỏ tất cả các yếu tố hạn chế thu nhận thức ăn ngay trước và sau đẻ: Khơng ni bị q béo khi mang thai, nhất là khi sắp đẻ. Khẩu phần cho bò mới đẻ phải chứa những nguyên liệu ngon (ngô ủ xanh chất lượng tốt, khô đỗ tương, bã bia…).

Bổ sung tiền chất của glucose: Ca propionate (110g-150g/bò/ngày, trộn vào khẩu phần bò ngay trước và sau khi đẻ) hay propylene glycol (300g/bị trong 20 ngày tính từ ngày thứ 10 trước khi đẻ). Bổ sung niacin (6-12g/ngày) đối với phương thức cho ăn tinh và thơ riêng biệt thì có hiệu quả cao.

Tiêm tĩnh mạch: glucose, dextrose 20%, 50%.

Tiêm bắp: corticosteroids; flumethason, dexamethasone, prednisolone, vitamin B12 và vitamin nhóm B.

Bổ sung trong khẩu phần hàng ngày của Bò Sữa 200 - 300 gram Nutracor (Muối axit béo mạch dài) - cung cấp năng lượng và bổ sung can xi cho bò sữa.

5. Bệnh do quản lý 5.1. Bệnh cảm nóng 5.1.1. Ngun nhân

Nhiệt độ mơi trường, nhiệt độ chuồng trại, ẩm độ khơng khí cao, sự thải nhiệt không hữu hiệu làm thân nhiệt tăng cao.

Do phải vận động, làm việc trong điều kiện nhiệt độ mơi trường nóng, thiếu cung cấp nước uống.

Thú mập mỡ dễ nhạy cảm với bệnh.

5.1.2. Cách sinh bệnh

Sự gia tăng thân nhiệt đến mức cao so với sức chịu đựng của gia súc và mất nước nặng.

Nhiệt độ cơ thể lên cao sẽ gây kích thích thần kinh, làm tê liệt trung khu hô hấp, gây cương mạch nặng ở phổi →làm thú mệt mỏi→ thở khó khăn.

67

Nước bị mất nhiều do thú tăng cường thải nhiệt làm cho máu trở nên cơ đặc, tuần hồn bị trở ngại, kết hợp với hơ hấp khó gây nên sự thiếu hụt oxy trầm trọng.

5.1.3. Triệu chứng

Thú mệt mỏi, nằm một chỗ, nhịp thở tăng rất nhanh. Toàn thân đỏ ửng, niêm mạc xung huyết.

Thân nhiệt tăng rất cao. Tim đập nhanh, mạch đầy.

Các triệu chứng trên kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ nếu khơng có biện pháp chữa trị và nhiệt độ mơi trường vẫn cao tình trạng bệnh sẽ nặng thêm.

Thở khó, mũi banh ra để thở, tần số hô hấp rất cao. Tim đập yếu, mạch chìm do máu bị cơ đặc.

Niêm mạc tím tái. Cơ nhai co giật.

Đối với heo có thêm triệu chứng nơn mửa.

Con vật nằm liệt, sau ùng các cơ co giật, đồng tử mở rộng, thú hôn mê. Khi chết có triệu chứng sùi bọt mép, có khi lẫn máu.

5.1.4. Tiên lượng

Bệnh dễ chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng mức. Nếu để quá nặng thú chết do trở ngại tuần hồn, máu cơ đặc, kèm theo sung huyết và thủy thủng ở phổi gây nên trạng thái thiếu oxy nặng. Sự mất nước và thiếu oxy gây tích tụ nhiều sản vật trung gian trong các tế bào gây ngộ độc tồn thân, do đó thú sẽ chết sau vài giờ mắc bệnh hoặc chết sau vài ba ngày.

5.1.5. Chẩn đốn

Cần phân biệt cảm nóng với cảm nắng.

5.1.6. Điều trị

Hạ thân nhiệt: đưa thú vào nơi thơng thống, dùng nước dội vào đầu rồi tồn thân, cấp thuốc hạ sốt.

Cho uống nước, tiêm truyền nước muối sinh lý vào tĩnh mạch hoặc xoang bụng.

Tiêm trợ tim, trợ hơ hấp: cafein, camphorate. Chích vitamin C liều cao.

68

5.2. Bệnh cảm nắng 5.2.1. Nguyên nhân

Cho gia súc làm việc liên tục nhiều giờ dưới trời nắng gắt. Nhốt tập trung gia súc ngồi trời nắng, khơng có bóng cây. Vận chuyển gia súc trên các toa xe, toa tàu không mái che.

5.2.2. Cách sinh bệnh

Trong những ngày nắng to ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia hồng ngọai mang nhiệt, chiếu trực tiếp lên vùng da của gia súc gây sung huyết mạch quản dưới dạ tổ ong.

Giảm lượng máu tới các nội quan , ức chế họat động của các nội quan ( giảm nhu động ruột, dạ dày…) : chướng hơi, ăn khơng tiêu, táo bón, thiểu niệu.

Tia hồng ngọai chiếu lên vùng đầu: gây rối lọan thần kinh.

5.2.3. Triệu chứng

Bệnh phát ra đột ngột khi thú đang ở ngoài nắng,thú ngây ngất, chân đi lảo đảo, niêm mạc tím bầm.

Đối với ngựa tồn thân đổ mồ hơi.

Đối với heo cịn có triệu chứng nơn mửa.

Một thời gian ngắn sau, do thần kinh bị kích thích xuất hiện thêm các triệu chứng thần kinh: lồng lộn, sợ hĩa, 2 mắt lồi, đỏ ngầu. Mạch nhanh và yếu, thở rất khó khăn.

Đồng tử thu hẹp, mất hẳn các phản xạ toàn thân, co giật rồi chết.

5.2.4. Tiên lượng

Bệnh xuất hiện và diễn biến nhanh, tuy nhiên nếu được chữa trị kịp thời thú sẽ khỏi bệnh nhanh. Trong trường hợp não bị thủy thủng hoặc xuất huyết thường thú sẽ chết.

5.2.5. Chẩn đoán

Bệnh rất dễ phát hiện, thường căn cứ vào triệu chứng trên với hoàn cảnh thú đang ở ngoài nắng trong thời gian dài.

5.2.6. Điều trị

Đưa thú vào chỗ mát hoặc tạo bóng mát cho thú trong trường hợp đã té ngã. Dùng nước dội toàn thân, dội vào vùng đầu → vùng thân.

69

Cho uống hoặc chích thuốc hạ sốt để giải nhiệt. Tiêm truyền nước sinh lý vào tĩnh mạch.

Có thể trích bớt máu nếu có hiện tượng phù, thú thở q khó khăn. Chích vitamin C liều cao.

6. Thực hành

Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị chứng thiếu kẽm (Zn) ở heo.

Khám lâm sàng, chẩn đốn và điều trị bệnh cảm nóng và cảm nắng ở trâu, bị.

6.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Các nguyên liệu dụng cụ cần thiết trong công tác khám hệ bệnh, vật mẫu (heo, trâu bò).

6.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách khám và chẩn đốn sau đó đưa ra phác đồ điều trị trên vật mẫu.

6.3. Nội dung thực hành Trình tự khám bệnh:

Hỏi bệnh Ghi nhận bệnh

Kiểm tra ngoại hình: màu lơng, đi, tai, mõm,...... Kiểm tra thể chất: to con, nhỏ con, dáng đi, đứng.....

Kiểm tra các đặc điểm có liên quan đến bệnh về dinh dưỡng và trao đổi chất

Chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng Dựa vào nguyên nhân

Viết đơn thuốc điều trị bệnh

Theo nguyên nhân Theo triệu chứng

Đưa ra phác đồ điều trị tổng thể

70

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị Bệnh do mất cân bằng chất đa khống: Bệnh cịi xương, bệnh xốp xương?

2. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị chứng thiếu kẽm (Zn) ở heo (PARAKERATOSIS), bệnh thiếu máu do thiếu sắt (Fe) ở heo con?

3. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị bệnh do thiếu vitamin?

4. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị bệnh keto?

5. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị bệnh cảm nóng và bệnh cảm nắng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Như Pho (2005), Giáo trình Nội chẩn, Đại học Nơng lâm tp. Hồ Chí Minh.

2. Phạm Ngọc Thạch (2008), Giáo trình NỘI CHẨN gia súc, Đại học Nông

nghiệp I. Hà Nội.

3. Chu Thị Thơm (2006), Hướng dẫn phòng trị bằng thuốc nam một số bệnh ở

gia súc, Nhà xuất bản Lao động.

4. Vũ Đình Vượng (2004), Giáo trình NỘI CHẨN gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nội chẩn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 72)