2. Các NỘI CHẨN thường gặp ở hệ hô hấp
2.5. Bệnh viêm phổi thuỳ lớn
2.5.1. Nguyên nhân
Không truyền nhiễm: do diều kiện ngoại cảnh bất lợi (nhiễm lạnh, hít phải khí độc,làm việc quá sức)
Do các vi sinh vật: bệnh thường đi kèm với các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn
2.5.2. Cơ chế sinh bệnh
Thường tiến triền qua 3 giai đoạn
Giai đoạn sung huyết, tiết dịch: thường kéo dài từ 12-24 giờ. Các mao quản của phổi phòng to, trong chứa đầy máu và huyết tương, sau đó thấm qua vách mao quản đi vào các phế nang →làm cho phổi sưng to, màu đỏ thẩm, trên bề mặt có xuất huyết, cắt có máu chảy ra lẫn bọt khí.
26
Giai đoạn gan hóa; kéo dài 4-5 ngày do dịch viêm có fibrin cho nên làm dịch viêm đơng lại →làm cho phổi cứng như gan (có 2 dạng hóa gan đỏ ở những ngày đầu, sau là hóa gan xám).
Giai đoạn tiêu tan: kéo dài 2-3 ngày
Dịch thẩm xuất lỏng ra và một phần theo đờm ra ngồi, phần cịn lại vào máu và bài thải qua đường tiết niệu → phổi dần trở lại bình thường
Do tác động của virus hay vi khuẩn cùng với độc chất được sinh ra → sốt cao → mệt mỏi → khó thở, có thể chết.
Hình 3.2: Phổi bị gan hóa
2.5.3. Triệu chứng
Sốt đột ngột 41-420C trong 6-9 ngày, sau đó thân nhiệt hạ gần mức bình thường từ 1-3 ngày. Nếu lan sang thùy khác sẽ sốt lại
Ho ít, ngắn, đau Thở khó
Nước mũi ít, thời kỳ tiêu tan nước mũi có màu rỉ sét Gõ vùng phổi: giai đoạn hóa gan có âm đục
Nghe
Giai đoạn sung huyết: âm rale ướt, âm lép bép
Giai đoạn hóa gan: âm phế nang mất xen kẽ vùng âm phế nang tăng
Giai đoạn tiêu tan: âm rale rồi đến âm phế nang và sau đó trở lại bình thường.
27
Xét nghiệm: máu (bạch cầu tăng, hồng cầu giảm)
2.5.4. Tiên lượng
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi, tiên lượng tốt
2.5.5. Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng của bệnh
2.5.6. Điều trị
Hộ lý, chăm sóc tốt, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng
Dùng thuốc kháng sinh: Erythromycin, thiamulin có thể phối hợp thêm sulfamid
Kháng viêm
Trợ tim, trợ hô hấp và tăng cường giải độc: (cafein 2g, glucose 20g, rượu Etylic 75 ml, bột Camphorate 1g, nước sinh lý 250ml) hòa tan tiêm vào tĩnh mạch.
Trợ sức, trợ lực