Bệnh do mất cân bằng vi khoáng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nội chẩn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68 - 70)

2.1. Chứng thiếu kẽm (Zn) ở heo (PARAKERATOSIS)

Thiếu kẽm (Zn) là bệnh xảy ra ở heo với biểu hiện viêm da nhiều hơn ở các loài gia súc khác. Heo dễ bị vào giai đoạn 20 – 60 kgP (thời kỳ cho ăn cám khởi động), heo nái, đặc biệt nái chửa kỳ 2, cho ăn cám khô, cho heo ăn nhiều ngô hoặc đạm thực vật, thức ăn quá nhiều canxi.

2.1.1. Nguyên nhân

Bệnh xảy ra trên heo thịt, lứa tuổi dễ mắc bệnh từ 3 tháng đến 6 tháng. Bệnh không làm heo chết, song heo chậm lớn, phụ nhiễm vi trùng và ký sinh trùng ngoài da.

Do khẩu phần ăn thiếu kẽm.

Ngoài ra, lượng kẽm trong khẩu phần đầy đủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu kẽm là do trong thức ăn : quá nhiều canxi, acid phytic quá mức (đôi khi có trong protein đậu nành); hàm lượng acid béo thiết yếu thấp. Những yếu tố này đều ảnh hưởng tới lượng kẽm có sẵn trong khẩu phần ăn tạo nên sự cạnh tranh hấp thu hoặc tạo nên phức chất khơng hịa tan làm cho kẽm khơng hấp thu được. Ngồi ra, các yếu tố mầm bệnh trong ruột hoặc sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu kẽm.

2.1.2. Triệu chứng

Heo cai sữa và heo hậu bị chậm lớn, giảm ăn, uống nước nhiều.

Bệnh phát ra khi trên da heo xuất hiện các đốm đỏ nhỏ như muỗi cắn, tập trung tại các vùng da mỏng, sau đó sẽ lan dần sang các vùng da khác, với đặc điểm đối xứng qua đường giữa lưng và đường trắng dưới bụng. Các triệu chứng rõ ràng hơn khi ở vùng chân dưới và trên lưng. Ngồi ra các triệu chứng đơi khi

61

cũng có thể thấy ở các vùng xung quanh mắt, tai, mõm và đi, cuối cùng là lan ra tồn bộ cơ thể.

Trong thời gian này do sức đề kháng của da yếu, vi khuẩn, nấm da, cái ghẻ, kí sinh trùng sẽ phụ nhiễm, gây tổn thương các điểm đỏ làm mở rộng các điểm này, tạo nên vùng hoại tử lớn, hoặc rất nhiều vùng hoại tử nhỏ trên da, dịch viêm từ vết thương chảy ra tạo thành lớp vảy, đóng trên da.

Heo bị rụng lơng và lở lt mặt ngồi da giống như bị ghẻ, nấm, và viêm da tiết dịch, điểm khác biệt là nó khơng bị ngứa như bị ghẻ hoặc nấm. Đối với viêm da tiết dịch thì thường xảy ra ở những con heo non hơn, con nhỏ hơn. Nếu bị nhiễm trùng, các nốt loét sinh mủ dày lên thành mảng.

Triệu chứng thiếu kẽm thường gặp ở heo nái là lông dễ rụng, phối nhiều lần không thể đậu thai, trong khi heo vẫn ăn uống bình thường, khơng bị sốt. Hiện tượng này dễ gặp ở heo nái nuôi tại vùng núi phía Bắc.

Triệu chứng thứ hai là khi heo đang có chửa hay bị viêm da do thiếu kẽm (hiện tượng này thường xảy ra ở heo giống nội), sau khi đẻ xong hiện tượng này hết.

Khi kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thì những vùng da viêm tự khỏi.

2.1.3. Điều trị

Bệnh rất dễ điều trị, thời gian tương đối ngắn và hiệu quả rất cao.

Bổ sung sulphate kẽm vào thức ăn (1, g cho kg thức ăn) liên tục 4-6 ngày. Điều trị vết thương trên da: vệ sinh, bôi kháng sinh (pomade tetracyclin), bôi thuốc sát trùng (xanh methylen).

Nếu nghi ngờ phụ nhiễm ghẻ: xịt dipterex 2% lên da và chuồng trại. Tăng cường vitamin.

2.1.4. Phịng bệnh

Khơng nên sử dụng cám gạo q 25% trong khẩu phần nuôi heo.

Cân đối Canxi và Phospho hợp lý, không nhiều canxi trong thức ăn nuôi heo.

62

2.2. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt (Fe) ở heo con

Sắt là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc tăng trưởng và phát triển của lợn con. -Nhu cầu mỗi ngày là 10-15mg và tăng dần khi lợn lớn. Sữa lợn mẹ cũng có sắt nhưng rất ít chỉ có 1,5-3mg/ngày.

2.2.1. Ngun nhân

Trên lợn cai sữa nguồn dự trự sắt lúc tiêm vào sơ sinh nhanh chóng sử dụng hết vì tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi đó lượng thức ăn ăn vào còn rất hạn chế và sự hấp thu sắt chỉ 3-5% lượng sắt ăn vào được sử dụng.

2.2.2. Triệu chứng

Niêm mạc mắt, miệng, lợi nhạt màu, da vùng cổ và vai phù nề, thở nhanh, thái độ lờ đờ, không lanh lợi.

Tiêu chảy dài ngày, ăn uống kém, chậm lớn so với các con khác cùng đàn. Viêm đường hô hấp cũng là một dạng kế phát của bệnh thiếu máu.

2.2.3. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Trong phịng thí nghiệm thì kiểm tra hồng cầu, định lượng hàm lượng sắt trong máu heo.

2.2.4. Tiên lượng

Bệnh dễ điều trị nếu phát hiện sớm, lúc chưa kế phát sang viêm ruột tiêu chảy hoặc viêm phổi.

Nếu kế phát sang tiêu chảy, bệnh khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.

2.2.5. Điều trị

Tiêm IRON DEXTRAN 10% hoặc IRON DEXTRAN COMPLEX-B12 vào lúc 3 và 10 ngày tuổi.

Kết hợp tiêm VITAVET AD3E, ADE.B.COMPLEX cho heo con.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nội chẩn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)