1.1. Bệnh còi xương
Bệnh còi xương là một loại bệnh xuất hiện ở gia súc đang lớn, sau cai sữa
với những rối loạn về phát triển bộ xương, kèm theo các rối loạn khác của sự trao đổi chất, bệnh không gây chết gia súc nhưng gây nhiều thiệt hại vì những con thú khỏe mạnh đầu đàn nhạy cảm hơn với các thú còn lại. Khi mắc bệnh, thú chậm lớn, còi cọc, nếu xương đã biến dạng thú mất khả năng sản xuất.
1.1.1. Nguyên nhân
Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, phospho, vitamin D. Hoặc tỷ lệ giữa Ca/P khơng thích hợp.
Do chuồng trại thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D. Do con vật bị bệnh đường ruột kéo dài làm trở ngại đến hấp thu khoáng. Gia sức thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ canxi, phospho trong máu.
1.1.2. Triệu chứng
Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu: Con vật thường giảm ăn, tiêu hóa kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương.
Giai đoạn bệnh tiến triển: Con vật hay ăn dở, liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm. Đơi khi con vật cịn có triệu chứng co giật từng cơn.
Cuối thời kỳ bệnh: Xương biến dạng, các khớp sưng to, các xương ống chân cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và khớp xương chậu hẹp, xương ức lồi... con vật gầy yếu, hay kế phát bệnh khác (viêm phổi, hoặc phổi viêm ruột).
58
Nếu không kế phát các bệnh khác thì trong suốt quá trình bệnh con vật
không sốt.
1.1.3. Tiên lượng
Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều chỉnh trở lại khẩu phần ăn, cho con vật tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D, con vật có thể khỏi bệnh. Nếu không chữa kịp thời gia súc ngày một gầy yếu, khó chứa và hay kế phát những
bệnh khác.
1.1.4. Chẩn đốn
Bệnh lúc đầu khó chẩn đốn, đến giai đoạn xương biến dạng dễ phát hiện. Khi khám bệnh chú ý các triệu chứng lâm sàng, tiến hành điều tra khẩu phần ăn, nếu có điều kiện thì chiếu x – quang để chẩn đoán.
1.1.5. Điều trị
Hộ lý: Cải thiện khẩu phần ăn, bổ sung canxi, phospho và vitamin D, vệ sinh chuồng trại và tăng cường lượng ánh sáng chiếu vào chuồng nuôi. Nếu con vật bị liệt cần lót ổ rơm, cỏ khơ và thường xun trở mình cho gia súc kết hợp với xoa bóp vùng bị liệt với các loại dầu nóng.
Dùng thuốc điều trị.
Bổ sung vitamin D cho lợn: dùng vitamin ADE. Liều lượng và các dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
Bổ sung canxi và phospho trực tiếp vào máu; dùng một trong các chế phẩm sau (canxiclorua 10%, Gluconatcanxi 10%; Canxi – For, Polycan; Magie – Canxi – For; Calbiron). Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
Dùng thuốc điều trị triệu chứng các bệnh kế phát nếu có.
Dùng thuốc tăng cường trương lực cơ và bổ thần kinh: Strychninsunfat 0,1% kết hợp với vitamin B1, vitamin B12. Tiêm bắp ngày 1 lần. Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
Chú ý:
Không dùng Strychninsulfat 0,1% liên tục quá 10 ngày. Nơi có điều kiện nên tiến hành chiếu tia tử ngoại cho con vật. Tăng cường khả năng hấp thu canxi cho con cơ thể.
Dầu cá: với liều 5 – 10 ml/con. Cho uống ngày 1 lần.
Vitamin D: với liều 5000 – 10.000 UI/con. Tiêm bắp ngày 1 lần. Trợ sức và làm giảm đau các khớp xương.
59
Thuốc Liều lượng
Dung dịch Glucoza 20% 150 – 300 ml
Urotropin 10% 15 – 20 ml
Salycylat natri 0,5g
Tiêm chậm tĩnh mạch hai ngày một lần.
1.2. Bệnh xốp xương
Bệnh xốp xương là một hiện tượng bệnh lý trên thú trưởng thành. Biện xuất hiện do trong một thời gian dài mất cân đối giữa nguồn cung cấp canxi, phospho so với nhu cầu sản xuất của thú. Kết quả xương trở nên mềm, xốp, dễ gãy.
Do thiếu canxi và phospho mà tổ chức xương khơng được canxi hóa hồn tồn nên xương phát triển kém.
Bệnh phát triển vào mùa đông và những nơi có điều kiện vệ sinh, chăn ni kém.
1.2.1. Nguyên nhân
Khẩu phần thiếu calcium hoặc thiếu phospho. Thiếu vitamin D.
Khẩu phần có tỉ lệ Ca/P khơng cân đối. Thú ở giai đoạn cần nhiều Ca, P .
1.2.2. Triệu chứng
Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn. Ăn bậy, thường gặm tường, vách, ăn đất. Thú ưa nằm, đi đứng cứng nhắc,khó khăn.
Xương biến dạng: gà cơng nghiệp xương ức vẹo, ngựa bị biến dạng xương mũi.
Dễ gãy xương khi bị té ngã.
Thú dễ kế phát bệnh tiêu hóa, với các triệu chứng tiêu chảy, phân sống.
1.2.3. Tiên lượng
Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều chỉnh trở lại khẩu phần ăn, cho con vật tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D, con vật có thể khỏi bệnh. Nếu
60
không chữa kịp thời gia súc ngày một gầy yếu, khó chứa và hay kế phát những
bệnh khác.
1.1.4. Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng ăn bậy, ưa nằm,làm việc dễ mệt mỏi, ra nhiều mồ hơi, đi đứng khó khăn, đau các xương khớp.
Chụp quang tuyến X.
1.1.5. Điều trị
Bổ sung calci, phospho vào khẩu phần đúng với nhu cầu sản xuất của chúng. Đồng thời bổ sung thêm vitamin D hoặc cho tắm nắng, vận động nhẹ.
Tiêm tĩnh mạch gluconate calci 10% trong nhiều ngày.