Kiểm tra đường tiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Nội chẩn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 60)

1. Những triệu chứng chung khi thận bị viêm

1.3. Kiểm tra đường tiểu

1.3.1. Khám bàng quang

Bàng quang nằm ở trong xoang chậu dưới trực tràng (con đực), dưới tử cung (con cái) . Đưa tay qua trực tràng hướng xuống xoang chậu có thể sờ thấy bàng quang lúc đầy nước tiểu.

Gia súc khoẻ mạnh bàng quang bình thường, nếu ấn tay vào bàng quang có nước tiểu, bàng quang co thắt đẩy nước tiểu ra cho đến hết. Nếu bàng quang xẹp , gia súc đồng thời bí tiểu thì phải chọc dị xoang bụng. Nếu xoang bụng có chứa nước tiểu chứng tỏ gia súc vỡ bàng quang. Xoang bụng trống do viêm thận cấp. Nếu ấn mạnh vào bàng quang nước tiểu chảy ra, ngừng ấn nước tiểu không chẩy là do liệt bàng quang. nếu ấn mạnh, nước tiểu vẫn tích đầy trong bàng quang là do niệu đạo trong bệnh viêm bàng quang xuất huyết, sỏi niệu đạo.

Ở bò, heo: cho tay vào trực tràng, ấn nhẹ xuống phía dưới sẽ gặp bàng quang. Bình thường quang quang chức nước tiểu nhiều hay ít nhưng khơng căng cứng.

Trường hợp bàng quang to, căng cứng: Do sạn bàng quang bít ống dẫn tiểu.

52

Viêm viêm bàng quang chất viêm bít ống thoát tiểu, viêm ống toát tiểu.

Trường hợp bàng quang xẹp: Thú mới tiểu xong.

Vỡ bàng quang vào xoang bụng, mồ hơi, hơi thở có mùi urê. Khả năng tạo nước tiểu thấp, mất nước.

1.3.2. Kiểm tra niệu đạo

Nếu thú khơng đi tiểu được có thể tắt niệu đạo. Đối với thú nhỏ ta nhấc 2 chân sau lên, chổng ngược đầu xuống, nếu do sạn bít đường tiểu thì sẽ có kết quả ngay, có thể dùng ống thơng niệu đạo.

Đối với chó mèo bị sạn bít đường tiểu: có thể dùng ống tiêm, bơm nước vào niệu đạo để tạo áp lực đẩy ngược sạn trở lại bàng quang, sau đó mổ bàng quang lấy sạn ra.

Trường hợp cấp cứu: có thể cho tay vào trực tràng, dùng kim đâm thủng bàng quang, cho nước tiểu chảy vào trực tràng. Nhưng có thể gây viêm màng bụng do nước tiểu chảy vào xoang bụng.

1.3.3. Kiểm tra màu sắc nước tiểu

Bình thường nước tiểu của thú có màu vàng nhạt, hơi trong. Trong các bệnh ở đường niệu sẽ tạo màu sắc khác cho nước tiểu.

Nước tiểu có màu vàng sẫm: tiểu ít, nước tiểu cơ đặc. Nước tiểu có màu vàng xanh: do sắc tố mật tạo nên.

Nước tiểu có màu đỏ xậm: do máu, hồng cầu vỡ trong các bệnh gây xuất huyết đường niệu, ký sinh trùng.

Nước tiểu có mủ, cặn: do viêm có mủ ở ống thốt tiểu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nội chẩn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)