CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.3. Đầu tư xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh
Để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ thì doanh nghiệp cần phải đầu tư xây dựng và bảo vệ các nguồn lực tạo ra giá trị thỏa mãn khách hàng và nâng cao năng lực khai thác sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp.
Theo Rudolf Grunig và Richard Kuhn (2002), để có thể nhận dạng các nguồn lực nào cần được xây dựng hoặc duy trì, đầu tiên phải nhận dạng được các lợi thế cạnh tranh chính hay những giá trị thỏa mãn khách hàng từ trong phối thức thị trường (A), từ đó ta sẽ nhận ra các hoạt động chính (B1) tạo ra các lợi thế cạnh tranh mục tiêu trong phối thức. Sau đó xem xét các hoạt động hỗ trợ (B2) góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phối thức. Cuối cùng là khảo sát các nguồn lực cần cho các hoạt động tạo ra giá trị (C1 và C2).
Hình 2.6: Sử dụng mơ hình chuỗi giá trị để nhận dạng các nguồn lực tạo ra giá trị khách hàng
Nguồn: Rudolf Grunig và Richard Kuhn, 2002, Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB KH&KT
Sau khi nhận dạng các nguồn lực làm cơ sở cho các lợi thế cạnh tranh trong phối thức thông qua chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển các nguồn lực
này để duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Đặc biệt chú trọng các nguồn lực vừa tạo ra giá trị khách hàng vừa khan hiếm vì có thể ngăn chặn sự bắt chước và thay thế từ các đối thủ cạnh tranh, đây là cơ sở tạo ra các lợi thế cạnh tranh lâu dài bền vững cho doanh nghiệp.
Kết luận chương 2
Trong chương này, tác giả đã tóm tắt các khái niệm cơ bản về lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cốt lõi, nguồn lực và mối quan hệ tương quan giữa chúng với nhau. Tiếp đến là mô tả các chiến lược cạnh tranh tổng quát mà một doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nghề nào đều có thể thực hiện được. Và phần trọng tâm, đó là làm thế nào để doanh nghiệp có thể tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình trong thời gian dài, những phương pháp phân tích được vận dụng để nhận diện được điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, và các nguồn lực tạo ra nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở lý thuyết này, tác giả sẽ tiến hành phân tích đánh giá thực trạng tại Ngân hàng Eximbank so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG EXIMBANK
Mở đầu chương 3
Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu tìm ra các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng và so sánh các yếu tố này giữa Eximbank và các ngân hàng cạnh tranh. Sau đó phân tích điểm mạnh và yếu giữa các ngân hàng theo 3 tiềm lực thành công, cuối cùng là nhận định nguồn lực nào là nền tảng tạo ra lợi thế cạnh tranh của Eximbank để đầu tư phát triển.