Nâng cao năng lực quản trị điều hành

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu VN giai đoạn 2015 2020 (Trang 77 - 87)

CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

4.3. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn lực

4.3.5. Nâng cao năng lực quản trị điều hành

Khi các nguồn lực đã hiện hữu thì ngân hàng phải có khả năng khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực này để tạo ra các giá trị thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khả năng này chính là năng lực quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo trong ngân hàng, từ hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành đến các giám đốc, phó giám đốc các phịng ban, chi nhánh và phịng giao dịch. Ban lãnh đạo là người đầu tàu xác định chiến lược ngắn hạn, dài hạn cho ngân hàng, hoạch định những phương thức và mục tiêu để đạt được chiến lược đề ra, đồng thời vẫn đảm bảo tính hiệu quả, an tồn trong hoạt động ngân hàng. Khả năng quản lý điều hành của ban lãnh đạo là một yếu tố then chốt giúp ngân hàng có thể có những bước đi vững vàng và phát triển.

Thứ nhất, các nhà quàn trị Eximbank cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng: chiến lược kinh doanh cần linh hoạt, nội dung cần đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, và có tính thuyết phục cao. Xây dựng chiến lược kinh doanh cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Phải dựa trên điều kiện thực tiễn của Eximbank, kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm để xây dựng chiến lược kinh doanh khả thi.

- Phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng, từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu hiện tại, và xu hướng phát triển nhu cầu trong tương lai để đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

- Phải so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề ra mục tiêu phát triển.

- Trên cơ sở chiến lược đã hoạch định, cụ thể hóa giải pháp của từng giai đoạn thực hiện trên cơ sở phân giao đến từng chi nhánh dựa trên đặc thù, thế mạnh của chi nhánh để đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, năng lực quản trị điều hành chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng, vì vậy các nhà quản trị cấp cao, hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc ngân hàng, cần phải xem xét tổ chức bộ máy hoạt động theo hướng vừa hiệu quả vừa gọn nhẹ. Hồn thiện mơ hình chức năng phát triển ngân hàng bán lẻ,

ngân hàng bán buôn, gia tăng khả năng phối kết hợp và thống nhất quyền hạn trách nhiệm giữa các đơn vị hội sở chính và các đơn vị bán hàng trực tiếp tại các chi nhánh.

Cuối cùng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý điều hành thông qua đào tạo bồi dưỡng và trải nghiệm thực tế kinh doanh tại các đơn vị thành viên ngân hàng như chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính trong nước và quốc tế. Các cấp lãnh đạo cần được trang bị những kiến thức về quản trị điều hành một ngân hàng hiện đại, đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, an toàn của ngân hàng. Eximbank có thể mời chuyên gia, các tổ chức trong và ngồi nước uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đào tạo theo đơn đặt hàng. Hoặc có thể tổ chức cho cán bộ lãnh đạo tham quan học hỏi về mơ hình tổ chức và kinh nghiệm của các NHTM lớn hoạt động hiệu quả trên thế giới, dựa trên mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp với gần 900 ngân hàng trên thế giới và các cổ đơng chiến lược là các tập đồn ngân hàng nước ngồi. Ngồi ra, Eximbank cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận, có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm giữ chân cũng như thu hút cán bộ quản trị các cấp, hay xây dựng đội ngũ chuyên gia chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt như phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở những điểm mạnh và yếu về nguồn lực trọng phân tích ở chương 3, chương 4 của luận văn đã đề ra một số giải pháp cụ thể để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank trong thời gian tới. Eximbank phải nhanh chóng nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm dịch vụ cung ứng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bán hàng và marketing, xây dựng hạ tầng công nghệ tiên tiến hiện đại và mở rộng mạng lưới kênh phân phối rộng khắp. Từ đó từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng thị phần trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

KẾT LUẬN

Với thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiềm năng tại Việt Nam, các ngân hàng đều chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng này trong định hướng phát triển của mình. Xuất phát điểm là ngân hàng chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu với khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp, Eximbank đang dần chuyển hướng chiến lược phát triển hướng đến khách hàng cá nhân. Sau một thời gian đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, Eximbank đã đạt được một số thành công nhất định như số dư về huy động và cho vay cá nhân, hộ gia đình tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, do bắt đầu muộn so với một số các ngân hàng khác, nên kết quả đạt được chưa như mong muốn của ngân hàng. Đặc biệt, sau khi Việt Nam hội nhập với quốc tế thì cạnh tranh trong thị trường này lại càng gia tăng với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài với nguồn vốn mạnh, và lịch sử phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ lâu đời. Do đó, thách thức mà Eximbank phải đối mặt càng ngày gia tăng.

Vì vậy, với mong muốn đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của Eximbank, trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh trong mảng ngân hàng bán lẻ của Eximbank và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Trên cơ sở những nghiên cứu phối thức thị trường, luận văn đã khám phá ra các yếu tố hình thành lợi thế cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, từ đó phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lực Eximbank. Kết quả phân tích là cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank trong lĩnh vực này, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện và bền vững của Eximbank trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên năm 2010 đến 2014 của Ngân hàng Eximbank, Mbbank, Saccombank, ACB và Techcombank.

2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước năm 2011 đến 2013. 3. Báo Đầu tư Chứng khoán – Báo đầu tư, 2014, Đặc san Toàn cảnh Ngân

hàng Việt Nam 2014.

4. Cộng đồng ngân hàng, 2013, Tìm hiểu về phần mềm Core banking T24 <http://ub.com.vn/threads/tim-hieu-ve-pm-core-banking-t24.7428/>

[Ngày truy cập: 18 tháng 03 năm 2015].

5. Lê Thế Giới – Nguyễn Thanh Liêm – Trần Hữu Hải, 2009, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê.

6. Micheal E. Porter, 1985, Lợi thế cạnh tranh. Dịch tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, NXB Trẻ, 2008.

7. Micheal E. Porter, 1996, What is Strategy, Harvard Business Review. 8. Nguyễn Hữu Lam – Đinh Thái Hoàng – Phạm Xuân Lan, 2007, Quản trị

chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Thống Kê.

9. Nhịp cầu đầu tư, 2014, Ngân hàng bán lẻ - Khối ngoại leo thang,

<http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/ngan-hang-ban-le-khoi-ngoai-leo-

thang-3041405/> [Ngày truy cập: 28 tháng 03 năm 2015]

10. Phan Như Hiếu, 2013, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

11. Phan Thuận An, 2013, Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á đối với dịch vụ thanh toán quốc tế giai đoạn đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

12. Rudlof Grunig & Richard Kuhn, 2002, Hoạch định chiến lược theo quá

trình. Dịch giả Phạm Ngọc Thúy, Lê Thành Lòng và Võ Văn Huy, NXB

13. Trần Thanh Phương Thảo, 2014, Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương

hiệu ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh

tế.

Tiếng Anh

1. Andreas Stoffers, 2012, Retail banking at the crossroads,

<http://www.vir.com.vn/retail-banking-at-the-crossroads.html>

[Accessed: 28 March 2015]

2. Barney, J., 1991, Firm resource and sustained competitive advantage.,

Journal of Management, 17: 99-120.

3. Porter, M.E., 2008, The five competitive forces that shape strategy, Havard Business Review.

Website 1. www.acb.com.vn 2. www.eximbank.com.vn 3. www.mbbank.com.vn 4. www.sacombank.com.vn 5. www.sbv.gov.vn 6. www.techcombank.com.vn 7. www.vnba.org.vn

PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Mục đích: Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá các yếu tố mang

lại giá trị cho khách hàng, cụ thể các yếu tố này có thể nằm ở sản phẩm, dịch vụ, khuyễn mãi, truyền thông, phân phối… Kết quả của nghiên cứu sẽ chỉ ra cụ thể các yếu tố phối thức thị trường mà khách hàng quan tâm đối với Ngân hàng.

Đối tượng: được chọn để tham gia nghiên cứu định tính được chia thành 2 nhóm

- Nhóm 1: các chun gia, nhiên viên và lãnh đạo phụ trách trực tiếp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, cỡ mẫu 8 người. - Nhóm 2: đại diện cho khách hàng cá nhân, gồm khách hàng đã giao dịch và

chưa giao dịch với Eximbank, cỡ mẫu 10 người.

Câu hỏi:

Giai đoạn 1 : Phỏng vấn cả 2 nhóm và tổng hợp kết quả từ câu hỏi như sau:

- Nhóm 1: Theo anh (chị), các yếu tố nào khách hàng cá nhân quan tâm khi đến giao dịch ở các ngân hàng?

- Nhóm 2: Anh (chị) thường có mối quan hệ giao dịch với ngân hàng nào nhiều nhất? Hãy cho biết lý do mà anh (chị) có quan hệ ổn định và lâu dài với ngân hàng này là gì?

Giai đoạn 2: Sau khi tổng hợp kết quả, nếu có yếu tố nào xuất hiện trong nhóm chuyên gia nhưng chưa được khách hàng nhắc đến thì sẽ tiến hành phỏng vấn lại nhóm khách hàng về yếu tố đó để xác định kết quả.

Theo Anh/chị, yếu tố ….. có quan trọng khi anh/chị đến giao dịch ở các ngân hàng? Sau đây là kết quả tổng hợp từ nghiên cứu định tính ở trên:

STT Tiêu chí Số lần đề cập

1 Thương hiệu, uy tín của ngân hàng 14

2 Sản phẩm và dịch vụ đa dạng 10

3 Thái độ phục vụ của nhân viên tận tình chu đáo 12 4 Mức phí/lãi suất phù hợp cạnh tranh 18 5 Vị trí ngân hàng thuận tiện tiếp cận 10 6 Chính sách khuyến mãi tốt (ưu đãi mức phí, quà tặng…) 8

7 Thủ tục hồ sơ, giấy tờ đơn giản 11

8 Thời gian giao dịch nhanh chóng 14

BẢNG CÂU HỎI KHAO SÁT ĐỊNH LƯỢNG Xin chào các Anh/Chị,

Tôi hiện đang là học viên cao học của Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM – Khoa Quản Trị Kinh Doanh.

Hiện nay, tôi đang thực hiện một cuộc nghiên cứu về vấn đề “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Eximbank”. Rất mong anh/chị dành thời gian thực hiện bảng khảo sát sau giúp tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

THÔNG TIN CÁ NHÂN

* Phần bắt buộc

Câu 1: Xin vui lịng cho biết giới tính của anh/chị:

□ Nam □ Nữ

Câu 2: Xin vui lịng cho biết anh chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây: □ Dưới 18 □ 19-30 □ 31-40 □ 41-50 □ Trên 50 Câu 3: Xin vui lịng cho biết trình độ học vấn của anh/chị:

□ Phổ thơng trở xuống □ Trung cấp □ Cao đẳng

□ Đại học □ Sau đại học

Câu 4: Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của anh/chị:

□ Nội trợ □ Nghề chuyên môn (Bác sĩ, Giáo viên…) □ Nhân viên văn phòng □ Kinh doanh tự do

□ Học sinh, Sinh viên □ Khác:…………… Câu 5: Xin vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của anh/chị:

□ Dưới 5 triệu □ Từ 5 - 10 triệu □ Từ 10 – 15 triệu □ Từ 15 – 20 triệu □ Trên 20 triệu

* Phần không bắt buộc

Họ tên:……………………………………………………………………………… Điện thoại:………………………Email:…………………………………………… Nơi làm việc:…………………………………..Chức vụ:…………………………

NỘI DUNG KHẢO SÁT

Câu 1: Anh/chị vui lịng cho biết các tiêu chí dưới đây có mức độ quan trọng như

thế nào trong việc quyết định sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của một ngân hàng? (mức độ quan trọng tăng dần từ 1 đến 5)

Các tiêu chí đánh giá Ít quan Quan

trọng trọng

nhất nhất

1 2 3 4 5

1 Thương hiệu, uy tín của ngân hàng 2 Sản phẩm và dịch vụ đa dạng

3 Thái độ phục vụ của nhân viên tận tình chu đáo 4 Mức phí/lãi suất phù hợp cạnh tranh

5 Vị trí ngân hàng thuận tiện tiếp cận

6 Chính sách khuyến mãi tốt (ưu đãi mức phí, quà tặng…)

7 Thủ tục hồ sơ, giấy tờ đơn giản 8 Thời gian giao dịch nhanh chóng

9 Thực hiện các giao dịch chính xác và an tồn

Câu 2: Anh/chị xin vui lịng đánh dấu chéo vào các ô anh/chị chọn (mỗi câu

được chọn nhiều đáp án)

a. Anh/chị đã từng thực hiện giao dịch với các ngân hàng nào sau đây:

 Ngân hàng Á Châu (ACB)

 Ngân hàng Eximbank (EIB)

 Ngân hàng Quân đội (MBB)

 Ngân hàng Sacombank (STB)

 Ngân hàng Techcombank (TCB)

(Nếu anh/chị chưa từng giao dịch với các ngân hàng trên thì dừng trả lời các câu hỏi tiếp theo)

 Ngân hàng Á Châu

 Ngân hàng Eximbank

 Ngân hàng Quân đội

 Ngân hàng Sacombank

 Ngân hàng Techcombank

c. Loại sản phẩm/dịch vụ nào anh/chị đang có ở ngân hàng

 Tài khoản thanh tốn

 Tài khoản tiết kiệm

 Vay cá nhân (du học, xây nhà, mua ô tô…)

 Dịch vụ ngân hàng điện tử (sms banking, internet banking…)

 Dịch vụ thẻ (thẻ tín dụng/ghi nợ quốc tế/ATM) Khác:………………………………………..

Câu 3: Anh/chị vui lòng đánh giá chất lượng của các Ngân hàng đã từng thực hiện

giao dịch được chọn ở câu 2a theo thang điểm sau:

(1) (2) (3) (4) ( 5)

Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

Các tiêu chí đánh giá Chất lượng

Ngân hàng ACB EIB MBB STB TCB

1 Thương hiệu, uy tín của ngân hàng 2 Sản phẩm và dịch vụ đa dạng

3 Thái độ phục vụ của nhân viên tận tình chu đáo

4 Mức phí/lãi suất phù hợp cạnh tranh 5 Vị trí ngân hàng thuận tiện tiếp cận 6 Chính sách khuyến mãi khách hàng tốt 7 Thủ tục hồ sơ, giấy tờ đơn giản

8 Thời gian giao dịch nhanh chóng 9 Thực hiện giao dịch chính xác an tồn

Câu 4: Ngoài những nội dung nói trên, anh/chị cịn có ý kiến nào khác, xin vui lòng ghi rõ vào phần dưới đây nhằm giúp Eximbank cải tiến để cung cấp đến anh/chị các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh/chị, Kính chúc anh/chị sức khỏe và thịnh vượng.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu VN giai đoạn 2015 2020 (Trang 77 - 87)