Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu VN giai đoạn 2015 2020 (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

4.3. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn lực

4.3.4. Nâng cao năng lực tài chính

Hiện tại theo báo cáo tài chính riêng của các ngân hàng thì vốn chủ sở hữu của Eximbank là 12.527 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 2 sau Sacombank trong 5 NHTM.

Đây là nguồn lực tài chính nền tảng để Eximbank phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai: đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh… Vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lịng tin nơi cơng chúng về sức mạnh tài chính của ngân hàng nên dễ dàng thu hút khách hàng trong việc huy động vốn và cấp tín dụng. Mặt khác, năng lực tài chính mạnh sẽ làm gia tăng khả năng chịu đựng rủi ro của một ngân hàng, giúp họ đứng vững trong môi trường kinh doanh vốn ln biến động khó lường.

Tuy nhiên trong xu thế sát nhập hợp nhất các ngân hàng trong thời gian sắp tới thì các ngân hàng đối thủ và các ngân hàng quy mô nhỏ khác sẽ gia tăng vốn chủ sở hữu, và Eximbank có khả năng sẽ giảm vị thứ xếp hạng. Hiện tại, Sacombank đang chuẩn bị kế hoạch sát nhập với SourthernBank, Maritime đang đợi quyết định chính thức của NHNN về sát nhập MDBank vào hệ thống…Ngồi ra, năng lực tài chính của các NHTM tại Việt Nam nhìn chung cịn thấp so với các NHTM trong khu vực ASEAN và quốc tế. Vì vậy, Eximbank cần phải xem xét việc gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu trong tương lai, có thể là:

- Tăng vốn từ nguồn nội bộ: chủ yếu là lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. Ngân hàng tăng vốn tự có mà không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được các chi phí huy động vốn thả nổi, khơng phải hồn trả như phát hành trái phiếu đồng thời không làm lỗng quyền kiểm sốt ngân hàng cũng như không đe dọa đến việc mất quyền kiểm sốt của các cổ đơng hiện thời. Tuy nhiên, hình thức này khơng thể áp dụng thường xun vì có nhiều bất lợi về thuế, hay có ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đơng, chẳng hạn họ ưa thích cổ tức tiền mặt hơn,… Để thực hiện phương pháp này thì quyết định chính sách phân phối cổ tức sao cho phù hợp là rất quan trọng: ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đơng. Ngồi ra, có thể kết chuyển Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Thặng dư vốn cổ phần (chênh lệnh do chứng khoán phát hành cao hơn mệnh giá) vào vốn điều lệ.

Tuy nhiên chỉ tăng được vốn điều lệ ở mức thấp so với cách trên do các quỹ bị giới hạn tỷ lệ so với vốn tự có cấp 1 và vốn điều lệ.

- Phát hành thêm vốn cổ phần thường ra bên ngoài. Ưu điểm của cách thức này là không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ, đồng thời làm tăng qui mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên chi phí phát hành sẽ cao và có thể làm lỗng quyền sở hữu ngân hàng, và phương pháp này chỉ thuận lợi khi thị trường cổ phiếu tăng trưởng tốt. Hiện tại, thị trường chứng khốn đang khởi sắc trở lại, tính thanh khoản đã dần cải thiện.

- Tìm kiếm đối tác đầu tư chiến lược để gia tăng vốn. Phương án chọn cổ đông chiến lược là các tập đoàn ngân hàng nước ngoài được đánh giá cao. Bởi ngân hàng không chỉ được tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và cơng nghệ, mà cịn được đối tác hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, quản lý rủi ro, quản trị ngân hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho ngân hàng. Ngoài ra, đa dạng hóa danh mục các đối tác chiến lược thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác, cho phép ngân hàng có thêm nhiều cơ hội thực hiện cung cấp dịch vụ ngân hàng đến hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân và thể nhân trong cả nước của các tập đoàn kinh doanh này.

- Xem xét các ngân hàng có quy mơ nhỏ trong nước phù hợp với định hướng phát triển của mình để thực hiện sát nhập (M&A), từ đó phát huy được lợi ích kinh tế nhờ quy mơ, đồng thời tận dụng được những thế mạnh hiện có của bản thân các ngân hàng này về mạng lưới cũng như hệ thống các khách hàng lâu năm. Ngân hàng cần phải phân tích tồn diện tình hình tài chính của đối tác mục tiêu trước khi quyết định về giá, về tỷ lệ hoán đổi khi sát nhập hoặc bất kỳ quyết định quan trọng nào khác. Tuy nhiên điều đáng ngại nhất trong việc sát nhập ngân hàng nhỏ vào một ngân hàng lớn là có thể thêm gánh nặng nợ xấu, chất lượng hoạt động và bộ máy yếu kém của ngân hàng được sát nhập.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu VN giai đoạn 2015 2020 (Trang 74 - 77)