Lịch sử phát triển Mã số mã vạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Chế biến và bảo quản thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 36)

3.2. Mã số mã vạch (MSMV)

3.2.1. Lịch sử phát triển Mã số mã vạch

Mã số mã vạch (MSMV) được phát minh vào năm 1949 bởi N.Jwod Landa tại Mỹ. Vào năm 1970, Ủy ban Thực phẩm Mỹ đã ứng dụng MSMV đầu tiên vào việc mua bán, phân phối, kiểm tra hàng hóa thực phẩm: đưa máy scanner và máy thu tiền kết hợp, giảm thiểu số lượng nhân viên phục vụ bán hàng, đem lại hiệu quả kinh tế cao

- 23 -

do quyết toán nhanh và tránh được những sai sót nhầm lẫn. Như thế MSMV đã được áp dụng và đạt thành công lớn.

Tháng 12 -1977 tổ chức EAN (European Article Numbering) chính thức được thành lập và đặt trụ sở tại Bỉ. Mục đích chính của tổ chức EAN là phát triển MSMV tiêu chuẩn toàn cầu và đa ngành để phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm, nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế. Mục đích của tổ chức được ủng hộ và nhanh chóng mở rộng ra ngồi phạm vi châu Âu đến các châu lục khác như châu Úc, châu Á. Đến năm 1992, tổ chức EAN trở thành EAN – Quốc tế (EAN- International)

Các loại MSMV tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay

- EAN (EAN-8, EAN-13)

- EAN-14 hay DUN-14 với mã vạch ITF-14 - UPC/EAN-128

3.2.2. Tổ chức EAN Quốc tế và Việt Nam – Áp dụng công nghệ MSMV ở Việt Nam

 EAN –VN là tổ chức MSMV vật phẩm quốc gia của Việt Nam được thành lập tháng 3-1995. và được cơng nhận là thành viên chính thức của EAN quốc tế vào tgáng 5-1995, được giao nhiệm vụ quản lý và triển khai hoạt động MSMV ở Việt Nam.

- Hướng dẫn cấp mã số vật phẩm

- Xây dựng và ban hành bộ TCVN về MSMV cho Việt Nam - Đào tạo và chuẩn bị các dự án áp dụng công nghệ MSMV - Tham gia các hoạt động của EAN quốc tế

- Cấp và quản lý MSMV của toàn thể doanh nghiệp tai Việt Nam như: Đăng ký sử dụng mạng toàn cầu và các cơ sở dữ liệu thông tin sử dụng MSMV, cấp giấy phép sử dụng mã nước ngoài như mã UPC để xuất khẩu.

 Để quản lý mã mặt hàng, doanh nghiệp phải hệ thống tất cả sản phẩm của mình, các sản phẩm hiện có cũng như các sản phẩm sẽ có trong tương lai. Trong hệ

- 24 -

thống này có các mục như: đặc điểm công nghệ, loại bao gói, trọng lượng, nguyên liệu..và mã số ứng với từng loại sản phẩm để khi cần có thể tra cứu được ngay.

 Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng phổ biến MSMV EAN-13 và DUN- 14, ITF-14 trong quản lý hàng hóa thực phẩm. Trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ áp dụng MSMV UPC/EAM 128 để hội nhập cùng với quốc tế trong quản lý chất lượng thực phẩm ngay từ nguồn gốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Chế biến và bảo quản thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)