Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty TNHH sản xuất và thương mại EFICA (Trang 25 - 28)

nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.3.1.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng cơ cấu tổ chức là” Cơ cấu tổ chức phải đi theo và đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh”. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thiết lập cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Những thay đổi trong chiến

nhiên sự thay đổi về chiến lược khơng phải bao giờ cũng bắt buộc phải có sự thay đổi của cơ cấu tổ chức.

1.3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp

Các hoạt động trong doanh nghiệp được thể hiện bằng những công việc, chức năng cụ thể, những công việc này đỏi hỏi những kỹ năng chuyên môn, những phương tiện kỹ thuật và quy trình cơng nghệ khác nhau, tức là cần những nguồn lực khác nhau và cách thức khác nhau trong việc sử dụng nguồn lực đó. Và khi đó cơ cấu tổ chức phải thể hiện được những khâu khác nhau đó. Một điều rõ ràng là doanh nghiệp thương mại có mơ hình tổ chức khác nhau với một doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp dịch vụ. Do đó việc xây dựng cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp.

1.3.1.3. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp quy mơ lớn có nhiều cấp bậc, hay bộ phận chức năng kéo theo đó là sự phức tạp trong quản lý. Chính vì vậy doanh nghiệp đó cần một cơ cấu khoa học, hợp lý đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của tổ chức diễn ra nhịp nhàng. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, ít cấp bậc quản trị, cơ cấu thường gọn nhẹ nhưng cũng cần sự linh động trong việc mở rộng quy mô kinh doanh.

1.3.1.4. Con người và trang thiết bị quản trị

- Con người là yếu tố tác động mạnh mẽ đến cơ cấu tổ chức, khơng phải chỉ có trình độ của họ tác động mà có cả thái độ làm việc. Bởi lẽ, những người qua đào tạo có tay nghề có ý thức, trách nhiệm sẽ hồn thành cơng việc nhanh chóng, khối lượng cơng việc nhiều hơn. Do đó sẽ giảm lượng lao động cũng như lượng quản lý, tổ chức bộ máy dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngược lại với người khơng có ý thức, ỷ lại, trốn tránh cơng việc, lượng cơng việc hồn thành ít nên cần nhiều lao động, quản lý chặt chẽ hơn. Từ đó hình thành một bộ máy cồng kềnh phức tạp, tốn kém chi phí.

- Trình độ quản trị viên và trang thiết bị là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ cấu tổ chức. Khi thiết bị kỹ thuật hoạt động quản lý có đầy đủ, hiện đại; trình độ của cán bộ quản lý cao có thể đảm nhiệm nhiều cơng việc, góp phần giảm lượng cán bộ trong cơng ty. Do đó bộ máy quản lý của cơng ty sẽ gọn nhẹ, linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý.

Ngoài những yếu tố trên, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác với các mức độ khác nhau. Sự khác nhau đó tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề hay thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp

Mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với một mơi trường kinh doanh xác định. Tính ổn định hay khơng ổn định của môi trường tác động rất lớn đến việc hình thành cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường môi trường kinh doanh luôn biến động và tính ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cao. Một cơ cấu tổ chức thích ứng với điều kiện này phải là cơ cấu tổ chức có tính linh hoạt cao, dễ thích nghi với sự thay đổi của hoạt động kinh doanh.

Môi trường kinh tế: Doanh nghiệp muốn có cơ hội kinh doanh thuận lợi phù thuộc

vào nền kinh tế có phát triển hay khơng rất lớn. Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển quy mơ, lĩnh vực hoạt động…. vì vậy nó cũng có tác động đến việc thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Mơi trường chính trị- pháp luật: Tưởng chừng như khơng ảnh hưởng gì đến cơ cấu

tổ chức của doanh nghiệp nhưng nó lại có tác động đến việc xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh cũng như việc lựa chọn loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu tổ chức.

Mơi trường văn hóa- xã hội: Mơi trường văn hóa- xã hội tác động đến nhu cầu, thị

hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng vì vậy nó ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh mặt hàng gì? Như thế nào? Từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến việc lựa chọn cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và phân quyền như tiến bộ

khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên... tác động với các mức độ khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến cơ cấu tổ chức.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI EFICA

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty TNHH sản xuất và thương mại EFICA (Trang 25 - 28)