(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Doanh thu 97.368 168.278 241.489 70.910 172.8 73.211 143.5 Giá vốn hàng bán 64.578 89.578 123.478 25.000 138.7 33.900 137.8
Chi phí kinh doanh 9.310 14.981 42.789 5.671 160.9 27.808 285.6
Lợi nhuận trước thuế 23.486 63.720 75.221 40.234 271.3 11.501 118.0
Lợi nhuận sau thuế 18.320 49.701 58.672 31.381 271.3 8.971 118.0
(Nguồn: Phịng kế tốn)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình hoạt động của cơng ty CP Thép tổng hợp là khá tốt với mức doanh thu tăng đều qua các năm: Tỷ lệ doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 72,8%, năm 2014 so với 2013 tăng 43,5%. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận luôn dương nhưng có xu hướng đi xuống: lần lượt là 271,3% và 118%. Đây là kết quả của sự thay đổi cơ cấu kinh doanh của công tu, chú trọng vào các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao, giảm chi phí hoạt động, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây (2012 – 2014) lần lượt là: 7,8%; 8,1%; 8,7%. Điều đó cho thấy khả năng chỉ huy tài chính, hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơng ty là khá tốt.
PHÓ GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHỊNG KẾ TỐN TRƯỞNG PHỊNG KD CHỦ TỊCH HĐQT GIÁM ĐỐC CƠNG TY TRƯỞNG PHỊNG VẬN TẢI TRƯỞNG PHỊNG HÀNH CHÍNH PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG KD PHỊNG VẬN TẢI PHỊNG HÀNH CHÍNH
Có thể nói trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm và kinh tế đang ở chu kỳ võng như hiện nay, công ty cổ phần Thép tổng hợp với vị thế là một công ty vừa mới gia nhập ngành được 7 năm, phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, công ty đã làm tốt cơng việc của mình. Tuy nhiên để tồn tại lâu dài trên thị trường công ty cần xây dựng cho mình những chính sách, chiến lược thật phù hợp với mọi hoàn cảnh, thời kỳ để từng bước phát triển thật vững mạnh.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Thép tổng hợp
2.2.1. Ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi đến hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Thép tổng hợp
2.2.1.1. Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường vĩ mô
Kinh tế
Năm 2014 là một năm phục hồi của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng GDP tăng cao vượt mức kế hoạch – 5,98% (cao hơn mức tăng 5,42% năm 2013 và 5,25% năm 2012), đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung quốc.
0
10 7.79 8.44 8.32 8.48
6.31 5.23 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98
Hình 2.2: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004 - 2014(đơn vị: %) (đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2014)
Lãi suất cho vay ngân hàng đã hạ sâu 2 lần trong cả năm. Đến tháng 10/2014, trần lãi suất huy động tiền đồng kỳ hạn từ 1-6 tháng giảm xuống còn 5,5%, dài hạn về 10% một năm (giảm 1-1,5% một năm so với cuối năm 2013). Đặc biệt, lạm phát tính chung cả năm 2014 thấp kỷ lục – 4,09% (thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm). Nền kinh tế ở miền Bắc có dấu hiệu phục hồi hứa hẹn những hồi phục của ngành xây dựng, bất động sản từ đó tạo cơ hội cho thị trường thép.
Việc tỷ giá hối đoái tăng gần đây ảnh hưởng tới giá vốn hàng hóa của cơng ty. Diễn biến của tỷ giá hối đối 2014 rất ổn định và có thể tăng nhẹ đầu năm 2015. Công ty cần nắm được diễn biến của kinh tế để chủ động hơn trong việc nhập khẩu và dự trữ hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh.
Một điều đáng quan tâm nữa là chu kỳ kinh tế. Hiện tại miền Bắc đang ở giai đoạn của chu kỳ võng. Đây là thời điểm khó khăn, địi hỏi các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp để vượt qua thời kỳ này.
Chính trị - pháp luật
Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khơng bị gián đoạn. Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh.
Ngành thép cũng là một trong những ngành bị chi phối bởi hệ thống luật về thuế, quy hoạch, đầu tư,… của hệ thống pháp lý. Trong những năm gần đây, môi trường pháp lý Việt Nam đã có những thay đổi rất tích cực, ngày càng hồn thiện và phù hợp hơn, tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, hoạch định các chiến lược kinh doanh.
Một điều đáng lưu tâm nữa là Việt Nam chuẩn bị gia nhập ATIGA (hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh tồn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối), điều này tạo rất nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại trong ATIGA đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn sản xuất trong nước. Tuy nhiên, giai đoạn 2015 – 2018 sẽ có nhiều tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các doanh nghiệp và hàng xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp thuộc ngành thép nói riêng cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm.
Văn hóa – xã hội
Tiềm năng và cơ hội kinh doanh có thể nhìn thấy ở các nhân tố thuộc nhóm lực lượng văn hóa – xã hội. Cơ cấu dân số và tốc độ đơ thị hóa là hai nhân tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành thép nói chung và cơng ty cổ phần Thép tổng hợp nói riêng.
Bảng 2.2: Tình hình dân số Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2010 và dự báo đến năm 2025 Năm Tổng dân số (Nghìn người) Dân số thành thị (Nghìn người)
Dân số nơng thơn (Nghìn người) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2000 78 663 19 263 24.5 59 400 75,5 2005 84 074 22 981 27.3 61 093 72,7 2009 88 069 26 205 29.8 61 864 70,2 2010 89 029 27046 30.4 61 983 69,6 2015 93 647 31 474 33.6 62 173 66,4 2020 98 011 36 268 37.0 61 743 63,0 2025 102 054 41 372 40.5 60 682 59,5
(Nguồn: Liên Hợp Quốc, UN 2010b)
Vào giữa thế kỷ trước, dân số nông thơn chiếm 88,4% và giảm xuống cịn 69,6% vào năm 2010 và sẽ chỉ còn 41% vào năm 2050. Như vậy, sau một thế kỷ dân số nông thôn nước ta giảm hơn một nửa (từ 88,4% xuống cịn 41%).
Theo thơng tin từ Bộ Xây dựng cho biết, đến hết năm 2014, tỷ lệ đơ thị hóa cả nước đạt khoảng 34,5% (tăng 1,03% so với năm 2013). Không chỉ phát triển về chiều rộng mà đô thị Việt Nam đặc biệt là miền Bắc còn phát triển về cả chiều sâu. Hệ thống đường đá, cầu cống ngày càng được nâng cao.
Dân số thành thị ngày một tăng lên, tốc độ đơ thị hóa cao ở miền Bắc khiến nhu cầu về nhà ở, nhu cầu hệ thống giao thơng, cơng trình cơng cộng ngày một tăng lên tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển kéo theo đó là ngành thép cũng có cơ hội phát triển theo.
Khoa học – công nghệ
Khoa học – công nghệ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành thép, công ty cổ phần Thép tổng hợp cũng không phải ngoại lệ. Hiện nay, công nghệ của ngành thép phát triển giúp tăng năng suất, bảo vệ môi trường,... Một số công nghệ sản xuất thép nổi bật hiện nay là: công nghệ sấy và cán thép liên tục (giúp tận dụng được khí thải ở nhiệt độ 300-400 OC trong lị để sấy phế liệu trước khi đưa vào luyện, giảm tiêu hao điện cho quá trình luyện thép tới 30%, chi phí sản xuất cũng giảm hơn 10 USD/tấn), q trình sản xuất thép từ phơi nóng được nạp trực tiếp từ nhà máy luyện đã giúp giảm 30% chi phí gia nhiệt trong q trình cán thép thành phẩm. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi việc nhận thức về đổi mới khoa học – công nghệ và đầu tư thiết bị mới ở các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam cũng như ở cơng ty cổ phần
Thép tổng hợp cịn hạn chế, phần lớn chưa thấy được tầm quan trọng của sự đổi mới cơng nghệ, nên chưa mạnh dạn đầu tư thích đáng.
Việt Nam chuẩn bị gia nhập AFTA nên các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp thuộc ngành thép cần phải tích cực cải tiến cơng nghệ, nâng cao chất lượng và năng suất để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp của ngành thép Trung Quốc.
Môi trường tự nhiên
Nước ta là một quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cơng ty trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp đầu vào. Tuy nhiên nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với số giờ chiếu sáng sấp xỉ 1.700 giờ/năm và lượng mưa khoảng 1.500-2.000mm/năm nên các sản phẩm thép rất dễ bị oxi hóa, bị hỏng vì vậy sản phẩm của cơng ty cần có những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ để đảm bảo độ bền của sản phẩm trong điều kiện khí hậu đó.
2.2.1.2. Ảnh hưởng từ mơi trường ngành
Khách hàng
Với các chính sách khách hàng phù hợp và khả năng cung cấp hàng hóa dồi dào, Cơng ty cổ phần Thép tổng hợp đã có một số lượng khách hàng thường xuyên và ổn định, trọng tâm là các công ty như công ty: Obayashi Corporation, Sumitomo Construction Co., Ltd; Taisei Raytec; Cienco 1; Cienco 4; Tổng công ty xây dựng Hà Nội; Tổng công ty lắp máy Lilama; Tổng công ty Licogi; Tổng công ty Vinaconex; Tổng công ty xây dựng số 1 Cofico;… Thực tế khách hàng thường gây sức ép đối với công ty khi mua hàng: thường xuyên ép giá, đòi hỏi mức chiết khấu, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm. Các khách hàng này là những tổ chức do vậy quyền thương lượng của khách hàng trong ngành thép là rất lớn, đòi hỏi cung ứng cao.
Mỗi khách hàng tổ chức của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm khác nhau do đó những yêu cầu về đặc điểm sản phẩm của nhóm khách hàng tổ chức rất đa dạng. Các sản phẩm thép của công ty thường được đánh giá qua một số đặc điểm cơ bản như kích thước, độ cứng, tính luyện cứng, khỏe, dẻo, bền, chống oxi hóa, chế tác.
Ngồi các tiêu chuẩn về kỹ thuật của sản phẩm, các khách hàng là tổ chức còn quan tâm đến các tiêu chuẩn về giá cả, phương thức thanh toán, cách thức giao nhận vận chuyển sản phẩm,… để đảm bảo tối ưu tính kinh tế khi mua nguyên vật liệu đầu vào.
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay công ty cổ phần Thép tổng hợp đang gặp phải một số đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành như Pomina (POM), Tisco, VNS, Vinakyoei, cơng ty Thép Hịa Phát (HPG), công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, thép Thái Hưng,... Đây là các đối thủ
có tiểm lực tài chính mạnh và có uy tín cao trên thị trường, nắm giữ một thị phần lớn trong thị trường thép.
Theo hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đứng đầu thị phần ngành thép hiện nay là Hòa Phát (HPG). Với lợi thế cạnh tranh là quy mơ lớn cũng như quy trình sản xuất khép kín của Khu liên hợp gang thép Hịa Phát tại huyện Kinh Môn, Hải Dương và áp dụng cơng nghệ lị cao hiện đại, áp dụng từ nhiều nước có nền cơng nghiệp phát triển, rất tiết kiệm điện. Nhờ có lợi thế cạnh tranh này mà năm 2014 lượng thép xây dựng của Hòa Phát tiêu thụ tăng 43% so với năm 2013, đạt mốc 1 triệu tấn thép xây dựng, vượt 11% kế hoạch cả năm.
Mục tiêu của ngành thép Việt Nam trong năm 2015 là tăng trưởng khoảng 15%. Tuy nhiên, để hồn thành mục tiêu này khơng hề dễ dàng bởi năm 2015, khi một loạt các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực thì các sản phẩm thép từ Trung Quốc, Belarus, Kazakhstan sẽ tràn vào Việt Nam, gây sức ép khủng khiếp đối với thép trong nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thuộc ngành thép trong nước nên áp dụng các công nghệ tiên tiến và chuẩn bị cho mình những kế hoạch và chính sách phù hợp, kịp thời.
Nhà cung ứng
Một số nhà cung ứng chủ yếu của công ty là: công ty liên doanh sản xuất Thép Vinausteel, công ty cổ phần Thép Việt Đức,… Các nhà cung cấp của công ty chủ yếu là những nhà cung cấp đã liên kết làm việc với công ty từ lâu, cung cấp cho công ty các mặt hàng như: ống thép mạ kẽm có nối ren và vét phẳng hai đầu, thép xây dựng, ống thép cán nóng. Chính sách mua hàng của cơng ty là chất lượng phải được đặt lên hàng đầu, tiếp đó là giá cả, đặc biệt các nhà cung cấp phải đáp ứng được các đơn hàng của cơng ty một cách nhanh, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên các nhà cung cấp hiện thời này cũng còn một số mặt chưa đáp ứng được các yêu cầu của cơng ty như giao hàng muộn, khơng chính xác, chất lượng chưa đơi khi khơng được đảm bảo. Công ty cũng có lợi thế về vấn đề thương lượng giá cả và các điều kiện trong vận chuyển hay cung cấp sản phẩm. Chính các yếu tố về nhà cung cấp này đã giúp doanh nghiệp luôn chủ động được công tác mua và dự trữ hàng hóa.
Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Hiện nay trên thị trường của ngành thép Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và bn bán thép với những chính sách giá và chính sách khách hàng, sản phẩm rất hấp dẫn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới lượng hàng bán ra của công ty cổ phần Thép tổng hợp.
Bên cạnh đó, sự phát triển của Internet làm xuất hiện các phương thức bán hàng mới, như bán hàng thông qua website, diễn đàn, các trang web chuyên về thương mại điện tử, người mua có thể dễ dàng tra cứu thơng tin về sản phẩm, giá và phương thức
giao hàng, địi hỏi cơng ty thay đổi phương thức bán hàng, thay vì chỉ bán hàng theo cách truyền thống.
Đe dọa gia nhập mới
Ngành Thép là một ngành có rất nhiều rào cản đối với gia nhập mới: nhu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn, chi phí cao, địi hỏi khả năng công nghệ và kỹ thuật chuyên biệt,… Hiện nay miền Bắc đang là thị trường chính của nhiều cơng ty thép của Việt Nam nên việc gia nhập thị trường miền Bắc của cơng ty gặp tương đối nhiều khó khăn, khi phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh có những lợi thế về thị phần, hiểu biết thị trường, khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đấy, việc Việt Nam gia nhập AFTA dẫn đến việc giảm thuế quan nên các doanh nghiệp thép trong nước gặp rất nhiều thách thức. Theo những người làm việc trong ngành thép, thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập vào, trong nước nhiều loại thép rơi vào tình trạng cung vượt cầu, thép từ thị trường Nga cũng đang chực chờ nhập vào Việt Nam theo lộ trình ưu đãi thuế quan nên các doanh nghiệp sản xuất sẽ tiếp tục có một năm vất vả. Dự báo năm 2015 sẽ tiếp tục là thời gian nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp thép trong nước do sản lượng vượt quá nhu cầu và thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc sẽ gây sức ép lên thị trường trong nước.
2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường bên trong đến hoạch định chiến lược phát triểnthị trường của công ty cổ phần Thép tổng hợp