Bảng 2.2 : Cơ cấu nhân viên bàn tại nhà hàng Kichi Kichi năm 2013 2014
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân sự tại bộ bàn
bàn Nhà hàng Kichi Kich
- Tổ chức các lớp củng cố kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ riêng biệt, đan xen. Với những nhân viên có nghiệp vụ nhưng lại yếu về trình độ ngoại ngữ hoặc ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật, tiếng Hàn đặc biệt là nhân viên bàn, cần phải tổ chức lớp bồi dưỡng, củng cố thêm kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ. Nhân viên bàn không chỉ thành thạo các thao tác kỹ thuật mà còn yêu cầu phục vụ phải có nghệ thuật, do đó nhân viên bàn cần có kiến thức tổng hợp, nắm bắt được tâm lý khách hàng, làm chủ khoa học kỹ thuật đó là những kinh nghiệm của những nhân viên lâu năm cần được truyền đạt rỗng rái tới những nhân viên mới.
- Nhà quản trị Nhà hàng Kichi Kichi cần xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của từng bộ phận đặc biệt là bộ phận bàn, xác định những bộ phận có liên quan, để bố trí chỗ làm việc, ca làm việc hợp lý. Tham khảo ý kiến của kiến trúc sư, quan tâm đến sự hài lòng của nhân viên, cảm nhận của khách hàng khi bước vào nhà hàng, để đảm bảo vị trí làm việc đó là tốt nhất và có sự điều chỉnh khi chưa hợp lý, sự thoải mái của nhân viên cũng tạo nên hiệu quả làm việc.
- Có quy định rõ ràng trong vấn đề chuyển đổi ca làm việc hay nghỉ phép đột ngột, tránh tình trạng nhân viên đổi ca hoặc nghỉ đột xuất mà không có nhân viên thay thế.
- Ngoài ra, cần tạo môi trường làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp quản lý và nhân viên