7. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
1.3.1. Các nhân tố vĩ mô
1.3.1.1. Về chính trị pháp luật
Việt Nam vẫn nằm trong số những nước được đánh giá cao về mức độ ổn định về chính trị và pháp luật. Với sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất, hiến pháp
và pháp luật ngày càng chặt chẽ hơn khi được bổ sung và sửa đổi nhanh chóng đã khuyến khích đầu tư và các hoạt động kinh tế phát triển. Năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ chính thức được ban hành và có hiệu lực. Đến năm 2009, bộ luật này được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Đây là mốc đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức và hành vi của doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của mình.
Ngày nay, Nhà nước ngày càng quan tâm tới sự phát triển thương hiệu của quốc gia, của vùng miền, của các doanh nghiệp hơn. Có thể kể tới chương trình “Thương hiệu quốc gia” và “Ngày thương hiệu 20/05” là ví dụ tiêu biểu cho sự quan tâm đó. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn cả về tinh thần và quảng bá thương hiệu.
1.3.1.2. Về kinh tế
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang nỡ lực hết mình trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước. Hơn hết, nhà nước còn tạo điều kiện các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thơng các chính sách hỡ trợ, chính sách thuế quan.
Từ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội đến cũng kéo theo nhiều thách thức. Khơng ít doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu cho mình rời lại để mất một cách đáng tiếc. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa tìm được phương án giải quyết triệt để. Các doanh nghiệp mặc dù ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu mà trước đây họ chưa biết hoặc không chú trọng, song kinh nghiệm về xây dựng, phát triển và khai thác thương hiệu lại khơng nhiều. Đây đang là khó khăn, thách thức rất lớn đối với thực trạng phát triển thương hiệu tại Việt Nam.
1.3.1.3. Các yếu tố văn hóa xã hội
Các yếu tố như cơ cấu độ tuổi, giới tính, văn hố, thị hiếu, tập tính người tiêu dùng,… cũng có ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thương hiệu. Người tiêu dùng địa phương có quan tâm tới chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm như thế nào; các thơng tin trong bao gói, giá cả, khuyến mãi, dịch vụ cung cấp ra sao;…. Các doanh nghiệp in phải tìm hiểu rõ sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu của mình. Ví dụ nếu khách hàng là trẻ em, doanh nghiệp cần quảng bá
nhiều các sản phẩm về sách, truyện tranh,...Còn đối với khách hàng là doanh nghiệp, các sản phẩm in cần đẹp, độ chuẩn về màu sắc, chất lượng giấy in,... Nắm rõ được sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp sản xuất và điều chỉnh những đặc tính của sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường, tăng sự yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Đồng thời triển khai các hoạt động quảng bá thương hiệu, phát triển thương hiệu có hiệu quả hơn.
1.3.1.4. Công nghệ
Sự phát triển của công nghệ giúp cho cuộc sống của con người ngày một đơn giản, tiện lợi hơn. Dù ít hay nhiều, dù lớn hay nhỏ, bất cứ đâu cơng nghệ cũng chứng tỏ tính hữu dụng của chúng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp cận với công nghệ một cách thụ động, đặc biệt là công nghệ cao, chủ yếu là mua lại cơng nghệ đã qua sử dụng của nước ngồi. Nếu biết cách ứng dụng cơng nghệ một cách hợp lí, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng lên, từ đó mà hình ảnh thương hiệu được nâng cao.