Thực trạng nhận thức về phát triển thương hiệu của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện các điểm tiếp x c thƣơng hiệu của ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh hải dƣơng (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.3. Thực trạng phát triển thương hiệu IPCOMS của Công ty cổ phần Dịch vụ

2.3.1. Thực trạng nhận thức về phát triển thương hiệu của công ty

Theo kết quả khảo sát với tổng số 30 phiếu phát ra và thu về, các cán bộ công nhân viên đều nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và việc phát triển thương hiệu với sự tồn tại và phát triển của Công ty. 100% số người được hỏi đều cho rằng phát triển thương hiệu là một hoạt động cần thiết. Trong đó, có 8 người cho rằng thương hiệu giúp nâng cao uy tín cho Cơng ty; 5 người chọn thương hiệu giúp tăng giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp; và 17 cho rằng thương hiệu giúp tăng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Biểu đồ 1.3 Đánh giá sự cần thiết của phát triển thương hiệu

Thương hiệu giúp nâng cao uy tín cho Công ty (26,67 %)

Thương hiệu giúp tăng giá thành sản phẩm (16,67%)

Thương hiệu giúp tăng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng (56,67%)

Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển thương hiệu IPCOMS của chi nhánh công ty trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thơng qua việc phỏng vấn giám đốc thì hiện cơng ty vẫn chưa cử ra bộ phận chuyên trách về mảng Phát triển thương hiệu công ty và hoạt động cho việc phát triển thương hiệu vẫn còn rất ít. Việc cùng lúc phải giải quyết cả vấn đề kinh doanh trong doanh nghiệp, vừa phải tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu công ty trong thời gian tới khiến cho công việc đang bị chồng chéo và chậm so với kế hoạch đề ra.

Các công tác phát triển thương hiệu của Công ty hiện nay vẫn chưa được hoạch định và có chiến lược thực hiện cụ thể. Theo số liệu khảo sát nhân viên, 100% số phiếu khẳng định Cơng ty chưa có chiến lược nhằm phát triển thương hiệu. Qua khảo sát 30 khách hàng của IPCOMS, ta có được bảng sau:

Bảng 1.2 Bảng đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.

(Đơn vị: %) Mức độ Tiêu chí Rất khơng hài lịng Khơng hài lịng Khơng có ý kiến Hài lịng Hồn tồn hài lịng Các hình thức chăm sóc khách hàng 0 0 23,3 66,7 10 Chất lượng sản phẩm/ dich vụ đã sử dụng 0 3,3 33,3 40 23,4 Thái độ tiếp nhận các yêu cầu tư vấn sau bán hàng 0 0 6,7 60 33,3 Tính đa dạng của sản phẩm/dịch vụ 0 10 56,7 30 3,3 Đáp ứng các thông tin xung quanh sản phầm/dịch vụ 0 6,7 16,6 66,7 10

Theo như kết quả từ phiếu điều tra thì chất lượng các sản phẩm/dịch vụ của IPCOMS khá tốt, chỉ có 3,3% khách hàng không hài lòng với chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp. Khách hàng cũng nhận xét rằng các hình thức chăm sóc khách hàng và thái độ tiếp nhận các yêu cầu tư vấn sau bán hàng là khá tốt, khơng có khách hàng nào có thái độ khơng hài lòng. Tuy nhiên, vẫn có khách hàng khơng hài lòng về tính đa dạng các sản phầm/dịch vụ mà IPCOMS cung cấp. Khách hàng vẫn muốn thuê một cơng ty trọn gói các dịch vụ, chứ khơng muốn bị chia lẻ ra bởi nhiều công ty, như vậy vừa tốn thời gian, vừa tốn công sức.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện các điểm tiếp x c thƣơng hiệu của ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh hải dƣơng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)