7. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
2.4. Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu thực trạng quá trình
trình thực hiện phát triển thương hiệu của Cơng ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông I.P
2.4.1. Những thành tựu đạt được khi công ty thực hiện hoạt động phát triển thương hiệu
Qua hoạt động phát triển thương hiệu của mình, Cơng ty IPCOMS đã đạt được một số thành tựu nhất định:
IPCOMS là một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Ngồi ra, Cơng ty cũng đã thiết lập được trang web để giới thiệu, cung cấp thông tin về Công ty.
Ban lãnh đạo và hầu hết các cán bộ công nhân viên trong Cơng ty đều đã và có nhận thức đúng đắn về thương hiệu và phát triển thương hiệu. Đã có những suy nghĩ về tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu nhằm phát triển hình ảnh và tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty. Trong tương lai, chắc chắn các hoạt động xoay quanh vấn đề thương hiệu và phát triển thương hiệu sẽ được Công ty quan tâm và thực hiện.
Nhờ lịch sử phát triển và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp với phương hướng phát triển của Công ty – IPCOMS luôn xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất đến việc phát triển thương hiệu IPCOMS của công ty.
2.4.2. Những tồn tại trong việc phát triển thương hiệu IPCOMS
Bên cạnh những thành tựu đạt được, IPCOMS vẫn còn nhiều tờn tại và gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động phát triển thương hiệu:
+ Nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển thương hiệu không phải là thấp. IPCOMS là một cơng ty mới, vì vậy việc sử dụng ngân sách chi cho hoạt động phát triển thương hiệu của công ty còn rất hạn chế. Điều này khiến các công tác về phát triển thương hiệu diễn ra rất chậm và ít có hiệu quả.
+ Hoạt động quảng bá, truyền thông thương hiệu chưa được sử dụng nhiều. Công ty mới chỉ xây dựng trang web chứ chưa thực sự chăm sóc, cập nhật thường xuyên. Việc thiết kế không thu hút sự chú ý và thông tin trên trang web còn rất chung chung, sơ sài. Ngồi ra, các cơng cụ truyền thơng khác cũng chưa được Công ty sử dụng.
+ Hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty còn nhiều hạn chế. Cơng ty mới chỉ có Logo và Slogan. Tuy nhiên Slogan lại bằng tiếng anh, khá dài và khó nhớ. Có đến 63,4 % trong tổng số 30 khách hàng cho rằng Slogan của IPCOMS rất khó nhớ và dễ hiểu. Ngồi ra thì Logo của cơng ty cũng chưa tạo được khác biệt, chỉ có 13,3% khách hàng cho rằng Logo của IPCOMS dễ nhớ và tạo được sự khác biệt. Logo cũng mới chỉ được sử dụng ở một số ấn phẩm thông dụng của công ty: Hợp đồng, Card visit… Điều này khiến việc quảng bá thương hiệu qua các sản phẩm, ấn phẩm của Cơng ty rất khó khăn.
+ Các điểm tiếp xúc thương hiệu mà Cơng ty thực hiện còn q ít. Các sản phẩm được sản xuất mới chỉ chú trọng đến chất lượng chứ chưa quan tâm đến gắn các yếu tố thương hiệu vào sản phẩm. Website của Công ty còn thiếu thông tin và chưa tạo được sự thu hút và tiện dụng đối với người dùng. Các điểm tiếp xúc thương hiệu khác như quảng cáo, quan hệ cơng chúng (PR), hội chợ triển lãm, … rất ít được quan tâm.
Thương hiệu IPCOMS của công ty còn chưa tạo được sự khác biệt nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh hiện nay.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG I.P