.Tăng cường công tác quản lý, giám sát

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP kỹ thƣơng việt nam chi nhánh thăng long, PGD khâm thiên (Trang 64 - 68)

Hiện nay tại PGD đã có phịng kiểm sốt nội bộ với chức năng là phịng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.

Cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm tra giám sát đặc biệt trong hoạt động cho vay nhằm quản lý tốt hơn hiệu quả cho vay. Đồng thời ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm của các cán bộ tín dụng, các khoản cho vay có vấn đề nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân hàng.

3.3.9. Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay

Rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong cho vay nói riêng là loại rủi ro có tác động mạnh nhất và nguy hiểm nhất đến hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như sự ổn định của nền kinh tế ở Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, hay cơ cấu cho vay cần được giải quyết điều chỉnh hợp lý hơn.

Để tăng cường quản trị rủi ro cho vay, Ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp:

Thứ nhất, Hoàn thiện bộ máy giám sát rủi ro của chi nhánh trên cơ sở thành

lập một bộ phận độc lập có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho chi nhánh, nhận diện và phát triển rủi ro, phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.

Thứ hai, cần có những phản ứng kịp thời, nhanh chóng đưa ra các giải pháp

hợp lý để đối phó với những yếu tố tác động từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của nhà nước, tác động của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước… Đặc biệt là các yếu tố bất khả kháng tác động cần nhanh chóng được khắc phục giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của PGD.

Thứ ba, xây dựng hệ thống công nghệ thơng tin tiên tiến, hiện đại thường

xun có sự kiểm tra, bổ sung khi cần thiết đảm bảo hoạt động thông suốt trong mọi trường hợp.

Thứ tư, tuân thủ các điều kiện bảo hiểm bắt buộc theo quy định của NHNN VN.

3.4 Một số kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng của PGD Khâm Thiên em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.4.1 Đối với Ngân hàng nhà nước

- NHNN nên giảm thiểu những can thiệp bằng hành chính trong q trình quản lý các tổ chức tín dụng, áp dụng các thơng lệ quốc tế trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả cho vay của các NHTM. NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của NHNN, nghị định của chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, NHNN phải thường xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đưa ra các hướng chỉ đạo kịp thời, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM an toàn, hiệu quả.

- NHNN cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng. Hiện nay, trong hoạt động cho vay của NHTM, thơng tin về lịch sử tín dụng của

khách hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của NHTM. Sự ra đời của trung tâm thơng tin tín dụng đã đáp ứng được nhu cầu trên. Vì vậy, NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin được lưu trữ trong trung tâm thơng tin tín dụng, mở rộng khả năng tiếp cận với các thơng tin tín dụng của các NHTM.

- Cho phép các NHTM tự xây dựng chính sách lương thưởng một cách chủ động nhằm khuyến khích các cán bộ làm việc hiệu quả hơn và cũng góp phần nâng cao năng lực nhân sự cho Ngân hàng.

3.4.2 Đối với Chính phủ

- Chính phủ cần tạo lập mơi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vay và cho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Đẩy mạnh cải cách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ các DNNN là ngun nhân khiến mức nợ khó địi, nợ quá hạn tăng cao tại NHTM. Hoàn thiện hơn nữa các luật về đất đai, luật dân sự, luật đầu tư và có văn bản hướng dẫn cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Cần ổn định kinh tế vĩ mơ vì đây là mơi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như của khách hàng vay vốn.

- Tiếp tục ban hành và hoàn thiện luật kế tốn, luật kiểm tốn nhà nước để có chuẩn mực trong cơng tác kế tốn, kiểm tốn. Đối với các NHTM, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thơng tin tín dụng, hiệu quả cho vay.

- Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong cho vay theo chỉ thị của chính phủ; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ để lành mạnh hố tình hình tài chính.

KẾT LUẬN

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở thì những nhu cầu cao hơn cũng đã phát triển như du lịch, du học, tiêu dùng hàng cao cấp, nhà ở tiện nghi…khiến cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh tăng lên đáng kể. Trong tương lai thị trường cho vay sẽ càng được mở rộng và hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng.

Hoạt động cho vay là hoạt động có vai trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây cũng là nguồn sống chính cho các ngân hàng. Hoạt động này vừa giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận vừa có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Hoạt động cho vay tại Techcombank Khâm Thiên giai đoạn 2012-2014 nhìn chung được đánh giá là tương đối an tồn, có những thành tựu nhất định, tuy nhiên chưa thực sự đạt hiệu quả cao, vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết nhằn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay trong những năm tới khi mà nền kinh tế đang ngày càng phát triển, mở ra khơng ít cơ hội cũng như thách thức to lớn.

Qua thời gian thực tập tại PGD Khâm Thiên, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại PGD thời gian tới. Hi vọng những giải pháp và những kiến nghị của em phần nào giải quyết được những khó khăn đang cịn tồn tại.

Do thời gian thực tập tại PGD khơng nhiều, cùng với trình độ hiểu biết chưa sâu nên chuyên đề của em cịn nhiều thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các anh chị phịng tín dụng để em có được những kiến thức và hiểu biết sâu rộng hơn về loại hình hoạt động này.

mại”, Bộ mơn Ngân hàng – Chứng khốn, ĐH Thương Mại.

2. Luật Các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12 ban hành ngày 29/06/2010.

3. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 2012-2014.

4. Ngân hàng thương mại, PGS. TS Phan Thị Thu Hà (Chủ biên), NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

5. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Lê Văn Tề (2004), NXB Thống kê.

6. Các nguyên lý Tiền tệ ngân hàng và Tiền tệ tài chính, Nguyễn Văn Luân, NXB

Đại học Quốc gia.

7. Tạp chí Thị trường tài chính, tiền tệ

8. Website: http://techcombank.com.vn/ http://ub.com.vn/

http://vef.vn (Diễn đàn kinh tế Việt Nam)

https://voer.edu.vn/m/hoat-dong-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong- mai/04b1555c

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP kỹ thƣơng việt nam chi nhánh thăng long, PGD khâm thiên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)