Thực trạng hiệu quả cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam,

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP kỹ thƣơng việt nam chi nhánh thăng long, PGD khâm thiên (Trang 42 - 51)

5. Kết cấu khóa luận

2.3 Thực trạng hiệu quả cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam,

Nam, chi nhánh Thăng Long- PGD Khâm Thiên.

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động cho vay của PGD Khâm Thiên trong giai đoạn từ 2012 – 2014

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Số tiền So với năm 2012 Số tiền So với năm 2013

Giá trị % Giá trị %

Doanh số cho

vay 60.018,22 44.302,58 - 15.715,64 - 26,18 37.204,44 - 7.098,14 - 16,02 Doanh số thu nợ 22.447,56 25.786,93 3.339,37 14,88 13.705,25 - 12.081,68 - 46,85 Dư nợ cho vay 36.930,33 55.445,98 18.515,65 50,14 78.945,17 23.499,19 42,38 Nợ quá hạn 1.025,84 3.334,49 2.308,65 225,00 2.240,78 - 1.039,71 - 32,80 Nợ xấu 558,78 894,97 336,19 60,17 633,42 - 261,55 - 29,22

Nguồn: Tự tổng hợp

Về doanh số cho vay

2012 2013 2014

60,018.22

44,302.58 37,204.44

Doanh số cho vay

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay giai đoạn 2012- 2014

Doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục giảm qua các năm. Năm 2013 đạt 44.302,58 triệu đồng , giảm 15.715,64 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 26,18%. Năm 2014, doanh số cho vay đạt 37.204,44 triệu đồng, giảm 7.098,14 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 16, 02%.

Doanh số cho vay giàm thể hiện quy mô cho vay của Ngân hàng đang giảm, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nền kinh tế. Tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong giai đoạn 2012- 2014 giảm liên tục. Đây là điều tất yếu khi mà nền kinh tế suy yếu, ngân hàng thắt chặt tín dụng, thu hẹp các dự án cho vay không khả thi nhằm giảm thiểu rủi ro. Tốc độ giải ngân cho vay của các hợp đồng tín dụng giai đoạn 2012- 2014 giảm mạnh đến từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Xét về mặt khách quan, giai đoạn 2012- 2014 nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn khó khăn, tổng cầu giảm, hàng hóa khó tiêu thụ, nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh giảm, thêm vào đó, lãi suất cho vay ở mức cao, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ đó làm giảm tốc độ tăng doanh số cho vay so với năm 2012. Việc giảm tốc độ tăng doanh số cho vay còn nhằm thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước nhằm không chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, kiềm chế lạm phát. Ngân hàng đã chú trọng tăng doanh số cho vay trong những lĩnh vực an toàn, và giảm doanh số cho vay trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro để hạn chế rủi ro trong cho vay. Cho vay đi đôi với nâng cao khả năng thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, thu hẹp các dự án cho vay không khả thi nhằm giảm thiểu rủi ro. Chính sách quản lý việc cho vay chặt chẽ hơn, Ngân hàng đã thu hẹp doanh số cho vay và đẩy mạnh thu hồi nợ. Nguyên nhân chủ quan đến từ năng lực, quản lý điều hành của cán bộ triển khai tín dụng cũng như những quy định về cho vay của PGD. Việc khai thác khách hàng tiềm năng, mở rộng tập khách hàng mới chưa thực sự hiệu quả. Doanh số cho vay giảm tác động lớn đến hiệu quả cho vay của PGD về khía cạnh quy mơ cho vay. Quy mơ cho vay giảm cho thấy tình hình hoạt động cho vay chưa được tốt, cũng như hiệu quả cho vay chưa cao. NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Dư nợ cho vay

Mặc dù doanh số cho vay giảm nhưng dư nợ liên tục tăng. Tổng dư nợ cho vay năm 2013 đạt 55.445,98 triệu đồng, tăng 18.515,65 triệu đồng tương ứng với tỷ

lệ tăng 50,14 %. Năm 2014, dư nợ cho vay tiếp tục tăng. Tổng dư nợ cho vay năm 2014 đạt 78.945,17 triệu đồng, tăng 42,38% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của PGD tăng lên qua các năm. Mặc dù dư nợ cho vay thường xuyên phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố như khả năng nguồn vốn, chính sách tín dụng của ngân hàng, lãi suất vay vốn và các chính sách của Nhà nước đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực nhưng với những định hướng đúng đắn, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên PGD trong từng mặt nghiệp vụ cùng với sự tin tưởng của khách hàng, dư nợ cho vay của PGD vẫn tăng trưởng qua các năm. Đây được xem là một kết quả tốt của PGD trong khả năng đáp ứng vốn cũng như hiệu quả hoạt động cho vay.

Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ

Biểu đồ 2.5: Doanh số

thu nợ giai đoạn 2012-

2014

.Hệ số thu nợ năm

2012, 2013, 2014:

Hệ số thu nợ trong kỳ = Doanh số thu nợ trong kỳ Doanh số cho vay trong kỳ

2012 2013 2014

37,40% 58,21% 36,84% Bảng 2.6. Hệ số thu nợ giai đoạn 2012-2014

Ngân hàng đẩy mạnh nâng cao doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ năm 2013 đạt 25.786,93 triệu đồng, tăng 3.339,37 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,88 %. Tuy nhiên doanh số thu nợ năm 2014 chỉ đạt 13.705,25 triệu

2012 203 2014 22,447.56 25,786.93 13,705.25 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ

đồng, giảm mạnh so với năm 2013.

Hệ số thu nợ có sự biến động, tăng mạnh vào năm 2013 rồi giảm vào năm 2014. Năm 2014 chỉ còn 26,84%.

Năm 2013, doanh số thu nợ ở mức cao, tăng trưởng khá mạnh so với 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã hạn chế việc cấp tín dụng mới và tập trung phối hợp đơn đốc thu hồi các món vay đã giải ngân. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, rất nhiều khách hàng gặp phải khó khăn về tài chính. Có được thành tích này là nhờ sự tích cực của cán bộ Ngân hàng, thẩm định và quyết định cho vay với phương án và kế hoạch trả nợ hợp lý, chủ động nắm bắt thời điểm thu nợ thích hợp, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả nợ sòng phẳng và tiếp tục có quan hệ lâu dài với khách hàng. Tuy nhiên đến năm 2014, doanh số thu nợ lại giảm mạnh, khách hàng ít có điều kiện trả nợ hơn do gặp phải khó khăn về tài chính, việc đơn dốc thu hồi nợ năm này không hiệu quả như năm 2013.

Nhìn chung hệ số thu nợ và doanh số thu nợ còn thấp cho thấy hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng chưa cao. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ về hiệu quả cho vay, ta không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này.

Về Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ qúa hạn 2012 2013 2014 1,025.84 3,334.49 2,240.78 Nợ quá hạn Nợ quá hạn

Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn giai đoạn 2012- 2014 Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đvt: Triệu đồng

Nợ quá hạn (triệu đồng) 1.025,84 3.334,49 2.240,78 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2,80% 6,01% 2,84%

Đánh giá hiệu quả cho vay qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ta thấy chất lượng cho vay của Techcombank Khâm thiên được cải thiện rất nhiều vào năm 2014 khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 6,01 % vào năm 2013 xuống 2,84% năm 2014, đây là dấu hiệu tốt. Sở dĩ năm 2013 nợ quá hạn ở mức cao vì nằm trong xu thế chung của ngành Ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, chất lượng cho vay đã bị giảm sút, tỷ lệ nợ quá hạn tăng mức 6,01%, tăng 3,21 % so với năm 2012. Nợ quá hạn tăng chủ yếu là do nợ nhóm 2 tăng mạnh. Sự gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn này chủ yếu do nợ quá hạn trong năm 2013 tăng so với năm 2012. Khách hàng của Techcombank Khâm Thiên khơng nằm ngồi sự suy thoái của nền kinh tế, sản xuất kinh doanh khó khăn khi lãi suất vay vốn lại cao đã ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài nguyên nhân này ra, cũng có thể do có sự yếu kém trong khâu thẩm định cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên với nỗ lực cố gằng trong công tác giảm tỷ lệ nợ quá hạn, thúc đẩy, đôn đốc thu hồi nợ cùng với một loạt các chính sách, quy định chặt chẽ về công tác xử lý nợ nên tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể vào 2014. Điều này tác động tương đối lớn đến hiệu quả cho vay của PGD. Góp phần cải thiện chất lượng khoản vay cũng như tạo ra sự an toàn trong cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay của NH. Trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục phân tích, đánh giá chính xác nguyên nhân để đưa ra những giải pháp hợp lí để hạn chế việc nợ nhóm 2 bị đánh xếp hạng xuống nợ nhóm thấp hơn và rơi vào nợ xấu, đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả cho vay hơn nữa.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

2012 2013 2014

558.78

894.97

633.42

Nợ xấu qua các năm

Nợ xấu

Biểu đồ 2.7: Nợ xấu giai đoạn 2012- 2014

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank Khâm Thiên trong giai đoạn 2012- 2014

Đvt: Triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu 558,78 894,97 633,42 Nợ xấu/Tổng dư nợ

1,51% 1,61% 0,80%

Ta thấy: sang năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng rồi lại giảm vào năm 2014. Trong năm 2013, nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng mạnh. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong khi lãi suất cho vay lại cao đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Lãi suất cho vay trong năm 2013 trung bình ở mức cao đối với cho vay sản xuất kinh doanh, đối với cho vay tiêu dùng và phi sản xuất thì lãi suất này cịn cao hơn rất nhiều, đã vượt quá sức chịu đựng của KH, lợi nhuận làm ra không đủ bù đắp lãi vay Ngân hàng. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực cố gắng của các ban lãnh đạo PGD cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm giảm thiểu nợ xấu năm 2014, nợ xấu giảm 29,22 % so với năm 2013. Các biện pháp mà PGD đã thực hiện để giảm nợ xấu hiệu quả đó là: thu nợ có chiết khấu, bán nợ

nợ xấu nhanh nhất giúp PGD thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Tỷ lệ nợ xấu này cũng đặt ra nhiều rủi ro cho Ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ này khơng cao và có dấu hiệu tích cực trong việc giảm nợ xấu vào năm 2014, cho thấy nỗ lực trong công tác hạn chế nợ xấu của PGD Khâm Thiên, sự tích cực trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hố tình hình tài chính của NH nói chung và của PGD nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của PGD.

Vòng quay vốn cho vay

Bảng 2.9: Vịng quay vốn tín dụng của Techcombank Khâm Thiên trong giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số thu nợ 22.447,56 25.786,93 13.705,25 Dư nợ cho vay 36.930,33 55.445,98 78.945,17 Dư nợ bình quân 33.093,45 46.188,155 67.195,575 Vòng quay vốn cho vay ( doanh số thu

nợ/dư nợ bình qn) 0,68 0,56 0,20

Vịng quay vốn cho vay là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay của ngân hàng, cho biết thời gian thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay là nhanh hay chậm. Nếu vịng quay vốn càng nhanh thì thời gian thu hồi nợ càng ngắn, ngân hàng sẽ có thể đáp ứng kịp thời và ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của KH.

Năm 2012 vòng quay vốn cho vay đạt 0,68 nghĩa là một đồng vốn của Ngân hàng sẽ tham gia 0,68 lần vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Năm 2013 vịng quay vốn tín dụng đạt 0,56 vịng giảm 0,12 vòng so với năm 2012. Năm 2014 vòng quay vốn cho vay giảm 0,36 vòng xuống còn 0,2. Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn cho vay trong giai đoạn 2012- 2014 giảm nhẹ, đây là dấu hiệu chưa tốt, việc đồng vốn được luân chuyển

chậm hơn sẽ giảm hiệu quả của đồng vốn, hạn chế khả năng sinh lời của một đồng vốn huy động được. Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay.

Thu nhập thuần từ lãi

Bảng 2.10: Thu nhập lãi thuần của PGD Khâm Thiên giai đoạn 2012- 2014

2012 2013 2014 Chênh lệch giữa

2013 và 2012

Chênh lệch giữa 2014 và 2013 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỉ lệ

(%) Giá trị Tỉ lệ (%) Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 15.666,23 17.706,15 22.228,89 2.039,92 13,02 4.522,74 25,54 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 12.467,88 14.044,32 17.370,97 1.576,44 12,64 3.326,65 23,69 Thu nhập lãi thuần 3.198,35 3.661,83 4.857,92 463,48 14,49 1.196,09 32,66 Thu nhập có được năm 2012 đạt 3.198,35 triệu đồng và năm 2013 đạt 3.661,83 triệu đồng tăng 14,49 % so với năm 2012 và đến năm 2014 tiếp tục tăng lên 4.857,92 triệu đồng, tăng 32,66% so với năm 2013. Như vậy, thu nhập có được đã tăng lên qua các năm. Nguyên nhân khiến cho thu nhập lãi thuần tăng lên do Ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất huy động, nỗ lực kiểm sốt tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả cho vay của Techcombank Khâm Thiên tương đối tốt, thu nhập tăng lên tác động tích cực vào hiệu quả cho vay của PGD. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có những biện pháp để tiếp tục tăng thu nhập lãi thuần ở mức cao hơn nữa giúp nâng cao hiệu quả cho vay và góp phần gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

Thiên chưa thực sự tốt, doanh số cho vay, doanh số thu nợ giảm, vòng quay vốn cho vay chậm. Tuy nhiên tình hình nợ xấu, nợ quá hạn sang năm 2014 giảm, có dấu hiệu tích cực hơn và thu nhập lãi thuần vẫn tăng nhẹ. Suy cho cùng, nhìn chung hiệu quả cho vay chưa thực sự cao. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục các biện pháp nhằm gia tăng quy mô cho vay, tăng doanh số thu nợ, nâng cao hiệu quả cho vay.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG-

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP kỹ thƣơng việt nam chi nhánh thăng long, PGD khâm thiên (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)