Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần maritimebank (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

2.2 Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritimebank

2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân

ngân hàng điện tử Maritimebank

Các nhân tố nội tại của ngân hàng

- Nguồn nhân lực của ngân hàng

Nhân viên đa số là cán bộ trẻ, năng động, được trang bị tốt kiến thức về nghiệp vụ để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực cntt

- Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất tốt đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Trụ sở mới đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật, phịng làm việc đảm bảo bố trí hợp lý cho các bộ phận với hệ thống trạng thiết bị đầy đủ nên hiệu quả công việc tăng lên đáng kể.

Các nhân tố bên ngoài của ngân hàng

- Cơ sở pháp lý

Yếu tố pháp lý đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất cứ một ngành nghề nào. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, yếu tố này lại càng đóng vai trị quyết định vì tài chính ngân hàng ln được coi là "huyết mạch của nền kinh tế" và để "huyết mạch" hoạt động thơng suốt thì mơi trường pháp lý phải hồn thiện và ổn định. Đặc biệt, một khn khổ pháp lý ổn định và minh bạch sẽ tác động tích đến sự hình thành và phát triển hiệu quả an toàn của dịch vụ ngân hàng điện tử.

Sự ra đời luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006 cơ bản định hình khung pháp lý cho các ứng dụng công nghệ thông tinvà TMĐT tại Việt Nam. Sau đó, chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành hàng loạt các nghị định, văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện chi tiết các hoạt động liên quan như:

Ngày 22/04/2003: quyết định số 376/2003/QĐ-NHNN quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngày 09/06/2006: ban hành nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật giao dịch điện tử.

Ngày 31/07/2006: quyết định số 35/2006QĐ-NHNN quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.

23/02/2007: ban hành nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Ngày 08/03/2007: ban hành nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong ngân hàng.

Ngày 21/02/2011: thông tư số 01/2011/TT-NHNN quy định đảm bảo an tồn, bảo mật hệ thống cơng nghệ thơng tin trong hoạt động ngân hàng.

- Điều kiện công nghệ kỹ thuật

CNTT là nền tảng kỹ thuất quan trọng để thực hiện các mặt hoạt động ngân hàng. Trong những năm gần đây, cơng nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển chính phủ Việt Nam đã có những động thái khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thơng- yếu tố quyết định giúp giảm giá cả dịch vụ và ngày càng tạo điều kiện truy cập internet cho người dân và cũng chính vì vậy dịch vụ NHĐT ngày càng phát triển.

- Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, tỉ lệ cạnh tranh trên thị trường giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các đối thủ cạnh tranh của Maritimebank phải kể đến như:

đối thủ trực tiếp: các ngân hàng lớn có tỷ lệ tăng trưởng cao như Bidv,

Vietinbank, Agribank, Vietcombank….

Các ngân hàng TMCP như: MB, Pg Bank, …

đối thủ mới: các ngân hàng nước ngoài đang mở rộng hoạt động trong nước,

các đối thủ này là các đối thủ lớn có bề dày kinh nghiệm hơn trong q trình kinh doanh tiền tệ

các đối thủ khơng phải là ngân hàng: những tổ chức tài phi ngân hàng khác. - Sự hiểu biết, trình độ và mức sống của người dân.

Hiện nay, thói quen sử dụng tiền mặt và tính “ì’của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ mới chính là một trở ngại lớn trong sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần maritimebank (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)