Nhĩm giải pháp về pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hộ sở hữu trí tuệ thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 66 - 69)

II. Một số giải pháp nâng cao thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm thu

2.1. Nhĩm giải pháp về pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Rà sốt lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến sở hữu trí tuệ và bổ sung thêm những vẫn đề cịn thiếu

Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009, sửa đổi và bổ sung nhiều nội dung liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Luật Hải quan, Bộ Luật hình sự, ban hành nhiều văn bản cấp Chính phủ và cấp bộ về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường hợp tác song phương và đa phương về sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, như sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản, Dự án Việt Nam-Thụy sỹ, Chương trình hợp tác EC-ASEAN (ECAP)… Ngay từ năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

của doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam (viết tắt là VACIP), bao gồm nhiều thành viên là các tập đồn đa quốc gia hàng đầu thế giới như Unilever, Nike, Glaxo Smith Kline, Procter & Gamble, Honda… Hiệp hội đã gĩp phần quan trọng bảo vệ quyền SHTT của các thành viên, phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam xử lý vi phạm về SHTT và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngồi ở Việt Nam.

Ví dụ trong hai năm 2009-2010, nhờ sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng và Cơng ty HONDA Việt Nam, đã cĩ 25 vụ vi phạm nhãn hiệu và 64 vụ vi phạm về thiết kế liên quan đến sản phẩm của HONDA đã được xử lý, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chưa cĩ tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương thích với các cơng ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta đã là thành viên, đặc biệt là Cơng ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp, Cơng ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Bởi vì đây là những cơng ước xương sống của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Hơn nữa, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ phải hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ thể sáng tạo và các chủ thể cĩ liên quan khác chứ khơng được gây phiền hà cho họ.

Khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngồi và hướng dẫn luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký cho các nhà đầu tư nước ngồi khi mới vào đầu tư tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng cĩ dấu hiệu trở thành phổ biến, và, mức độ phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng cĩ dấu hiệu gia tăng và tinh vi. Nhìn chung, bức tranh tồn cảnh của hoạt động thực thi và bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn cịn nhiều điểm tối. Những người cĩ quyền hưởng quyền sở hữu trí tuệ chỉ tạo ra tác phẩm nhưng chưa quan tâm thực sự đến việc bảo vệ quyền của mình thơng qua cách đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên. Các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ mạnh mẽ về chuyên mơn cũng như các phương tiện cần thiết để cĩ khả năng xử lý các vi phạm một cách hữu hiệu. Những tồn tại trên cĩ nguyên nhân chính là do: bản thân các các nhà đầu tư nước ngồi hưởng quyền sở

hữu trí tuệ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy chúng ta cần lập tổ chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngồi nằm trong nhĩm tư vấn về pháp luật đầu tư nước ngồi nĩi chung. Điều này sẽ giúp những nhà đầu tư nước ngồi đánh gía cao về việc quyết định đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ và trơng chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, nên cĩ một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những doanh nghiệp cĩ uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hĩa để bảo vệ quyền lợi của chính mình và quyền lợi của cộng đồng. Ngay tại Việt Nam, việc Cơng ty Unilever đã thành lập “đội ACF” với chức năng là chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các nhãn hàng của Cơng ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là một kinh nghiệm tốt.

Nâng cao vai trị quản lý của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Cần đảm bảo phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác cĩ liên quan trong những cơng việc nhằm hồn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Phải coi việc hồn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ khơng chỉ là việc của các cơ quan quản lý mà phải coi đĩ là việc của tồn dân, của các doanh nghiệp, các Hiệp hội, các đại diện sở hữu trí tuệ, những người sáng tạo… Nhưng vai trị lãnh đạo, quản lý của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được đặt ở vị trí trung tâm. Chỉ như vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ của chúng ta mới thực sự khuyến khích sự sáng tạo, là cơ sở pháp vững chắc để bảo vệ thành quả sáng tạo và cĩ tính khả thi cao.

Xác định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan, đơn vị thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ khơng thể thực hiện được nhanh chĩng “một sớm một chiều” và nĩ địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng như: cán bộ sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ như cơ quan bản quyền, cơ quan sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, đơn vị chuyên trách của cơ quan cảnh sát điều tra, hải quan, cán bộ Tồ án lực lượng thanh tra chuyên ngành của Bộ Văn hĩa - Thể thao và Du lịch, Bộ Cơng thương, quản lý thị trường, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng … Ngồi việc tiếp tục hồn thiện các văn bản pháp quy về sở hữu trí tuệ, cần quy định rõ cơ quan đầu mối quản lý và cĩ chế tài xử lý thích hợp đối với các vi phạm của cả người thực thi cũng như người quản lý việc thực thi. Phải xây dựng được hệ thống cơ chế giám sát mang tính liên ngành nhằm phịng, chống một cách hiệu quả các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đĩ lưu ý đến việc chuẩn

bị đủ lực lượng thực hiện và phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên, tránh tình trạng phát động theo phong trào.

Cần sắp xếp lại và tăng cường phối hợp của các cơ quan thực thi, từ tịa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và chuyên ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phải được tạo điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi cĩ hiệu quả, khắc phục sự chồng chéo, phân cơng rõ ràng chức năng quyền hạn của từng cơ quan theo hướng một cơ quan đầu mối, đĩ là thanh tra chuyên ngành, cịn tịa án giải quyết các vụ kiện dân sự, ủy ban nhân dân, thanh tra, quản lý thị trường quyết định xử phạt (tùy theo hình thức và mức phạt), cảnh sát kinh tế chỉ cĩ chức năng điều tra, hải quan kiểm sốt ở biên giới về sở hữu trí tuệ.

Mặc dù luật Sở hữu trí tuệ đã nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng chưa cĩ quy định ràng buộc trách nhiệm phải phối hợp cơng tác giữa các cơ quan này, chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan này nếu để xảy ra tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cĩ nguyên nhân từ việc khơng phối hợp cơng tác với nhau. Bởi vậy cần cĩ quy định cụ thể về phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hộ sở hữu trí tuệ thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)