Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hộ sở hữu trí tuệ thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 37 - 39)

III. Các cơng ước quốc tế về sở hữu trí tuệ màViệt nam đã ký kết

3.2. Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ

Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký Hiệp Định Thương mại Việt- Mỹ (BTA) vào ngày 13/07/2000 sau bốn năm đàm phán từ năm 1996. Ngày 28/11/2001 Quốc Hội Quốc hội Việt

Nam thảo luận và thơng qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp Định Thương mại Việt- Mỹ chính thức cĩ hiệu lực từ tháng 12/2001 trong đĩ cĩ nêu rõ các quy định về thương mại hàng hĩa, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu tư…

Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại (TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới sau 18 tháng kể từ khi Hiệp định cĩ hiệu lực. Hiệp định song phương về TRIPs này cịn cĩ những quy định cao hơn so với hiệp định TRIPs của WTO do cịn cĩ những cam kết của Việt Nam về bảo hộ tín hiệu vệ tinh trong vịng 30 tháng.

Thời hạn thực hiện điều chỉnh luật lệ về nguyên tắc, phạm vi, nội dung, thực thi bảo hộ cũng như các thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự, hành chính, hình sự và hình phạt để thực hiện các nghĩa vụ của Việt nam là 12 tháng liên quan tới nhãn hiệu hàng hĩa và sáng chế, 18 tháng liên quan tới quyền tác giả và thơng tin bí mật, 30 tháng liên quan tới Cơng ước Giơnevơ 1971, Cơng ước về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền hình đã được mã hĩa, thời hạn bảo hộ tác phẩm, và 24 tháng liên quan tới các quyền cịn lại kể từ khi Hiệp định cĩ hiệu lực.

Trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ quy định về Sở hữu trí tuệ ta đã cam kết chấp nhận Cơng ước Giơnevơ 1971 về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép; Cơng ước Bécnơ 1971 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật; Cơng ước Paris 1967 về bảo hộ sở hữu cơng nghiệp; UPOV 1978 hoặc 1991 về bảo hộ giống thực vật mới; và Cơng ước Brúcxen 1974 về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. Các cam kết cụ thể của ta được xây dựng trên cơ sở thừa nhận các nguyên tắc và nội dung quy định trong Hiệp định TRIPs và các cơng ước quốc tế khác. Cụ thể, ta đã chấp thuận bảo hộ 7 quyền sở hữu sau:

1. Quyền tác giả và quyền liên quan với thời hạn khơng ít hơn 75 năm đối với tác phẩm kể từ khi cơng bố nếu khơng căn cứ theo đời người;

2. Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hĩa;

3. Nhãn hiệu hàng hĩa khơng ít hơn 10 năm sau mỗi lần đăng ký và khơng hạn chế số lần đăng ký lại;

4. Sáng chế khơng dưới 20 năm kể từ khi nộp đơn;

5. Thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp ít nhất là 10 năm và cĩ thể chấm dứt sau 15 năm kể từ khi đăng ký hoặc đưa ra sử dụng;

6. Thơng tin bí mật khơng ít hơn 5 năm đối với các dữ liệu sản phẩm cĩ tính đến tính chất của dữ liệu và sự đầu tư, chi phí trong việc tạo ra các dữ liệu đĩ;

7. Kiểu dáng cơng nghiệp ít nhất 10 năm.

Việc thực hiện điều khoản về sở hữu trí tuệ trong hiệp định này phải dựa trên nguyên tắc Đối xử quốc gia cĩ nghĩa là : “Mỗi Bên dành cho cơng dân của Bên kia sự đối xử khơng kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đĩ dành cho cơng dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các Quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích cĩ từ Quyền đĩ”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hộ sở hữu trí tuệ thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)