Áp dụng IPM giúp cho việc sản xuất trái cây có chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất so với biện pháp chỉ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Một cuộc điều tra về kinh tê mới dây tại Queensland cho thấy việc áp dụng IPM đã làm giảm chi phí từ 37 - 53% so với chi phí sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, sản xuất với qui trình IPM, trái sẽ bảo đảm chất lượng “xáhh và sạch”, đáp ứng với yêu cầu ngày càng nhiều của thị trường trong và ngoài nước hiện nay, ngoài ra ưu điểm của IPM cịn gồm có :
- Tránh được hoặc làm chậm lại quá trình bộc phát tính kháng thuốc của dịch hại do sử dụng thuốíc ít, khơng thường xuyên.
- Về lâu về dài, việc phòng trừ dịch hại được cải thiện do việc gia tăng sự phong phú và sự đa dạng của thiên địch.
- Gia tăng sự an toàn đốỉ với người trực tiếp sử dụng do việc hạn chế tiếp xúc với các loại thuổc bảo vệ thực vật.
- Môi trường được cải thiện ngày càng tốt hơn.
- Dư lượng thuốc bị hạn chế tối đa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu thụ, từ đó thị trường tiêu thụ sẽ gia tăng.
V. MỘT SỊ ĐIỂU KIỆN VÀ CƠNG VIỆC CAN t h i ế t TRONG VIỆC THỨC HIỆN IPM TRÊN CAM, QUÍT, CHANH, BỮỞI
Việc thực hiện IPM đòi hỏi những kiến thức và một sô' công
Tiệc như sau :
- Có sự hiểu biết về dịch hại và thiên địch của dịch hại - Xác định được ngưỡng hành động: nhằm đối phó trước khi dịch hại bộc phát quá ngưỡng gây hại kinh tế. Sự hiểu biết về
ngưỡng này dựa trên kinh nghiệm, nghiên cứu và qua công tác diều tra.
- Chọn biện pháp đối phó thích hợp: khi thời điểm phải đôi
phó đã được xác định, cần chọn các biện pháp phòng trị thích
hợp như chọn thuốc chọn lọc, phóng thích thiên địch hoặc một sơ'
kỹ thuật khác ... Việc chon lựa này rấ t cần thiết cho sự thành cõng của qui trình IPM.
v .ỉ. Sự h iể u b iế t về d ịch h ạ i và th iê n đ ịch c ủ a d ịch h ạ i Sự hiểu biết về dịch hại và thiên địch của dịch hại nhằm
giúp cho việc xác định chính xác tác nhân gây hại là một điều
tiên quyết cho việc áp dụng IPM trên vựờn cam qt. Đã có nhiều
trường hợp do khơng xác định được chính xác tác nhân gây hại
dã đưa đến việc phòng trị th ấ t bại, thậm chí cịn làm cho dịch
hại bộc phát thêm. Bên cạnh đó những hiểu biết về các đặc điểm
sinh học và sinh thái của dịch hại và thiên địch của chúng cũng
góp phần rấ t lớn cho việc áp dụng IPM trên cầy trồng nói riêng
và trên cam, qt, chanh, bưởi nói riêng.
V.2. Đ iều tr a tìn h h ìn h d ịch h ạ i v à th iê n địch
Một trong những công việc không thể thiếu của việc áp dụng IPM là công tác điều tra, theo dõi để đánh giá về tình hình dịch hại và thiên địch, nhằm xác định ngưỡng gây hại kinh tế và thời
điểm cần áp dụng các biện pháp phòng trị. Công tác này cũng địi hỏi phải có sự chính xác và kịp thời. Công tác này thường được điều tra định kỳ, 2 tuần/Iần.Việc nhận diện được dịch hại và thiên địch và hiểu biết được tác động của dịch hại cũng như đánh giá được tác động của thiên địch là một công việc hết sức quan trọng trong công tác quản lý dịch hại.
Trong công tác điều tra cần chú ý : * Số lượng và cây điều tra
Đôi với những loại dịch hại có đặc điểm phân bô' đều trong vườn, áp dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên. Sô' lương cây cần điều tra tùy thuộc độ lớn của vườn điều tra, dơi với những vườn có diện tích <1 ha, quan sát khoảng 10% sô' cây trong vườn. Trái lại đối với những loại địch hại phân bố khơng đều, theo từng khu thì tập trung quan sát trên những khu bị nhiễm dịch hại đó, và trên những điểm này cũng chọn ngẫu nhiên 10% sơ' cây điều tra.
* Vị trí điều tra trên căy
Tùy theo loại côn trùng, nhện gây hại và tùy theo bộ phận trên cây bị hại mà đơn vị điều tra có thể là lá, bơng, trá i.... Nếu dịch hại phân bô' khá đều trên cây thì cây quan sát 8 - 10 mẫu phân bố ở 5 vị trí : 4 vị trí lấy theo 4 hướng (ngang giữa chòm cầy) và một vị trí ở phần giữa chòm cây, trên ngọn (nếu cây không cao).
VI. KỸ THUẬT SỬ DỤNG KIẾN VÀNG TRÊN CAM QUÍT
Hiện nay tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL như Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp có nhiều nhà vườn trồng cây có múi đã ni kiến vàng Oecophylla smaragdina để làm gia
tăng chất lượng trái và diệt sâu hại. Trên những vườn này, nông dân thường không sử dụng hoặc sử dụng rất ít thuốc trừ sâu. Từ những kinh nghiệm của nông dân vùng ĐBSCL kết hợp với
những kết quả nghiên cứu khảo sát trong nhiều năm của khoa Nông nghiệp, trường Đại học c ầ n Thơ, một qui trình ni và sử dụng kiến vàng trên cây có múi đã được xây dựng và phổ biến rộng rãi cho nông dân vùng ĐBSOL ngay từ năm 1996. Việc nuôi
và phát triển kiến vàng trên vườn cam quít được thực hiện qua các bước sau đây :
- Bước 1: Chuẩn bị vườn trước khi đưa k iến vào vườn
Để tạo điều kiện cho kiến tồn tại và phát triển liên tục quanh năm, nên trồng xen trong vườn một vài cây có thân cao mà kiến rấ t thích làm tổ như cóc, xồi hoặc trồng quanh vườn các lóại cây như bình bát, mảng cầu, mận, xồi, cóc...
Trước khi đưa kiến vàng mới vào vườn, cần loại bỏ những nguồn kiến vàng cũ khác và đặc biệt là phải loại bỏ kiến hôi Dolichodorus thoracicus để tránh hiện tượng đánh nhau giữa các nhóm kiến này.
- Bước haỉ : Đưa k iế n vào vườn
* Trường hợp nguồn kiến đã có sẵn ở những vườn lân cận. Đây là điều kiện rấ t thuận tiện vì chỉ cần nhử kiến từ vườn lân cận (hoặc nơi có kiến gần đó) vào vườn mà chúng ta muôn gầy dựng và phát triển kiến (dĩ nhiên việc này phải có sự đồng ý của chủ vườn lân cận). Để nhử kiến cần tạo điều kiện tốt về chỗ định cư (bước 1), thức ăn và điều kiện để di chuyển qua vườn mới. Sử dụng sợi dây ni lông hay những cành tre nhỏ nôi liền tổ kiến và nơi mà chúng ta muôn đưa kiến vào, vị trí đưa vào càng gần tổ kiến càng tốt vì kiến cũng không đi quá xa, trong vòng 100 m trở lại là tốt nhất. Bên vườn, nơi chúng tả đưa kiến sang, nên chọn cây có lá to, tươi tốt, đang có nhiều lá non, ở mép vườn, để thêm thức ăn ở vị trí này (ruột gà, vịt...) dể nhử kiến sang.
* Trường hợp nguồn kiến vàng khơng có sẵn ở những vườn
Trong trường hợp này, cần thu thập «ác tổ kiến ở những nơi khác để đưa vào vườn. Khi thu thập tổ kiến, cần chọn các tổ kiến có lá bao cịn xanh, có độ to trung bình từ 20 cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá trở lên vì các tổ này thường có kiến chúa và mật số kiến cũng cao. Để trán h kiến đánh và diệt lẫn nhau khi thu thập tổ kiến, nên thu thập các tổ cùng một cây và để vào cùng một túi để chắc chắn rằng các tổ kiến này thuộc cùng một nhóm (colony). Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số’ cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10, đây cũng là thời gian thích hợp nhất để thu thập tổ kiến thả vào vườn mới. Thả ít nhất 2 tổ đặt vào các cháng ba, cháng tư của cây. Treo thức ăn (ruột gà, vịt, đầu cá,... ) lên cây cho kiến ăn ngay để kiến phục hồi nhanh hờn.
- Bước 3: Tạo đ iều kiện cho k iến phân b ế đều trong vườn
Để kiến có điều kiện phát triển và phân bố đều trong vườn, cần :
- Tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ (giăng dây, gát cây...) trong trường hợp các tán cây không giao nhau.
* Không cho ăn thường xuyên, chỉ cho ăn vài ba tháng một lần vì cho ăn nhiều, kiến sẽ làm biếng, không di chuyển và săn mồi. Thức ăn gồm những chất dư thừa, rẻ tiền như ruột gà, vịt, đầu cá, cơm nguội.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là thuốc trừ sâu. Kết quả khảo sát cho thấy, kiến rất mẫn cảm với rấ t nhiều loại thuỗc trừ sâu. Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc để đối phó với một loại dịch hại nào đó, nên dùng dầu khoáng, thuốc chọn lọc hoặc ít dộc đối với kiến, hạn chế tối đa số lần phun xịt, nên phun vào buổi chiều khi kiến ít hoạt động vấ đã tập trung về tổ hoặc lúc sáng sớm, tránh phun lên cây có tổ kiến và đặc biệt là không được phun trực tiếp lên tổ.
Để việc sử dụng kiến vàng có hiệu quả cần chú ý: - Mật số kiến phải đủ và ổn định quanh năm - Kiến phân bố đều trong vườn.
VII. MỘT SỐ ĐIỂU CẦN LƯU Ý TRONG VIỆC PHỊNG TRỪ DỊCH HẠI TRÊN CAM, QT, CHANH, BƯỞI
Ị. Điều tiên quyết của mọi biện pháp phòng trị là phải hiểu biết rõ về dịch hại (tác nhân, triệu chứng, các đặc điểm gây hại và khả năng gây th iệt hại).
2. Thiên địch giữ vai trò rất quan trọng trong việc không chế sự bộc phát của dịch hại (côn trùng và nhện gây hại) : trong điều kiện tự nhiên, sự bộc phát dịch hại (côn trùng, nhện gây hại) thường ít khi xảy ra, đó là do các quần thể dịch hại này thường xuyên bị không chế bởi nhiều yếu tô' của môi trường, gây bất lợi cho sự phát triển của chúng, trong các yếu tố này thì yếu tố thiên địch giữ một vai trò rấ t quan trọng. Thành phần thiên địch của côn trùng và nhện gây hại trên cây ăn. trái rấ t phong phú, bạo gồm rất nhiều loại, nhóm khác nhau như nhóm cơn trùng ký sinh, nhóm ăn mồi, nhóm gây bệnh (vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nguyên sinh động vật, tuyến trùng thiên địch và cả nấm gây bệnh).
Sự bộc phát côn trùng và nhện chỉ chủ yếu xảy ra trong những vườn đã khơng cịn sự hiện diện phong phú của thiên địch do đã sử dụng quá nhiều (và khơng đúng) thuốc trừ sâu nói riêng và thuốc trừ dịch hại nói chung, làm tổn hại đến sự sống sót và phát triển của thiên địch, gây mất cân bằng giữa dịch hại và thiên địch.
3. Thuốc hóa học khơng phải là biện pháp duy nhất được sử dụng để phịng trị cơn trùng và nhện trên cây ăn trái.
tỉa cành, cách tưới nước, trồng xen, làm cỏ...) giữ vai trò rấ t quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, chống chịu dược sự gây hại dồng thời có thể hạn chế và phòng ngừa được sự gây hại của côn trùng, nhện và các bệnh trên cây ăn trái.
5. Khi sử dụng thuốc hóa học, cần chú ý:
* Hầu h ết các loại thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp đều là những chất độc đôi với thiên địch, môi trường và con người nếu không được sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách.
* Các loại thuốc hóa học tổng hợp và cả thuốc vi sinh hoặc thụốc điều hòa sinh trưởng cũng có thể gây bộc phát tính kháng ở dịch hại. '
* Chỉ sử dụng thuốc bầo vệ thực vật khi th ật sự cần thiết (dựa trên mật sô' sâu hại, thiên địch, mức độ nhiễm bệnh và gây hại). Vì vậy cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện dịch hại khi vừa xuất hiện và theo dõi diễn biến của sự phát triển dịch hại và thiên địch cũng như điều kiện thời tiết khí hậu để có biện pháp đơi phó kịp thời.
* Nhiều loại sâu (đặc biệt là nhóm sâu ăn lá) mặc dù hiện diện, nhưng không gây hại qúan trọng vì cây ăn trái có khả năng đền bù rấ t caó, khơng cần th iết phải phịng trị, chỉ phịng trị khi m ật sơ' và sự thiệt hại có chiều hướng gia tăng cao.
* Nếu phải sử dụng thuốc, cần sử dụng các loại thuốc chọn lọc, ít độc hoặc dầu khoáng.Khi sử dụng dầu khống, cần tơn trọng nồng độ khuyến cáo và tránh sử dụng khi trời quá nóng.
* Nếu phải sử dụng thuốc hóa học, chỉ nên phun ở những điểm bị nhiễm dịch hại, không nên phun thuốc tràn lan trong vườn.
* Tuyệt đối tôn trọng thời gian cách ly, đặc biệt là đơi với nhóm gây hại trực tiếp trên trái.
Hình 1.31: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cam, quít, chanh, bưởi
* Đơi với nhóm gây hại trên bông, hạn chê phun thuốc vào
hóc trổ hoa để tránh gây thiệt hại cho côn trùng thụ phấn và sự
thụ phân.
* Những người trực tiếp sử dụng thuốc cần tuyệt đôl áp dụng
* Cây trồng sát các ao, mương, cần cẩn thận khi phun thuốc để tránh thuốc làm ô nhiễm môi trường nước.
* Nên kết hợp biện pháp hóa học với những biện pháp khác như kỹ thuật canh tác, giông, biện pháp cơ học, biện pháp lý học, các bẫy và chất hấp dẫn sinh dục.
6. Phịng trị cơn trùng và nhện theo quan điểm IPM
Không nhất thiết là phải loại bỏ toàn bộ dịch hại ra khỏi vườn mà điều quan trọng nhất là giữ m ật sô' dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế bằng việc phôi hợp nhiều biện pháp khác nhau trong đó chú trọng đặc biệt về vai trò của thiên địch và kỹ thuật canh tác. Khái niệm về ngưỡng gây hại kinh tế đòi hỏi những kiến thức về các đặc điểm sinh vật học cũng như các đặc điểm sinh thái của các loài gây h ạị (bao gồm cấ những hrểu biết về sự liên hệ qua lại giữa ký sinh và ký chủ, sự hiểu biết về thiên địch và môi trường). Những sự hiểu biết này (cộng với những kiến thức cơ bản về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) sẽ cho phép đệ ra những biện pháp, chiến lược phịng trị thích hợp, có hiệu quả, an tồn cho mơi trường sinh thái và con người.
Phần l í
CƠN TRÙNG VÀ NHỆN GÂY HẠI TRÊN CAM, QUÍT, CHANH, BƯỞI
I. SÂU VẼ BỪA PHYLLOCNISTIS CITRELLA STAINTON Họ: G racilỉariỉdae - Bộ: Lepỉdoptera
L l. Phân Bơ'
* Tình hình phân bố trên thế giới
Loài này đã được ghi nhận tại nhiều nước tại vùng Đông
Nam châu Á như N hật Bản, quần đảọ Formosa, Thái Lan, Malaysia, Pakistan, Philippines, Đông Ấn Độ và các vùng ở phía Bắc ứ c Chầu (Garg D.O.,1978). Theo Balachowsky (1966),
p. citrella hiện diện tại nhiều nước trồng cam, quít tạ i nhiệt đới
và cận nhiệt đới chủ yếu là tại các vùng Đông Nam Châu Á (Ceylan, Birmanie, Indonesia, Philippines). Loài này cũng hiện diện tại Trung Quốc (Liw và Zeng,1981), N hật Bản (Ito và ctv., 1982), Úc (Singh và Rao, 1980), Ả Rập Saudite (Ayourb, 1960), Pendjab (Latif và Yunus, 1951), Nam và Tầy Phi châu, Lebanon, Libya, Mozambique, Brasil, Colombia và Oman (CABPES, 1988).
Trong những năm gần đây, Phyllocnitis citrellạ cũng đã được phát hiện tại vùng vịnh Địa Trung Hải, Florida (Heppner, 1993), Tây Ban Nha (Ruiz và ctv., 1994), Irak (Dridi, 1994), Algérie (Berkani A.,1995), Tunisie (Jerraya A., S.Kheder Boulahia, 1997) và Maroc (Ahmed Lekhchiri, 1997).
* Tình hình phân bố tại Việt Nam
Việt Nam, sâu vẽ bùa là một loài tiêu biểu và phổ biến. Hoàng Lâm (1993) cũng ghi nhận sâu vẽ bùa là một đối tượng gây hại rất quan trọng trên cam tại nông trường Thanh Hà, tỉnh Hịa Bình. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sâu vẽ bùa hiện diện đều khắp trên các địa bàn trồng cam, quít, bưởi, chanh, tắc (hạnh) và sảnh.
1.2. Ký chủ
Tại An Độ, sâu vẽ bùa gây hại trên tấ t cả các giống cậy trồng thuộc nhóm cây ăn trái có múi Citrus. Fletcher (1920) ghi nhận sâu vẽ bùa cịn tân cơng trên một số ký chủ phụ như cây trái mấm iAegỉe marmelos) tại Nam Ân Độ, lài (Jasmmum sambac), liễu (Saỉix sp.), cây Murraya exotica, nguyệt quới (M . kọenigii),
quế (Cinnamomum zeylanicum) (Pruthi và ctv., 1945). Ký chủ
phụ còn bao gồm cẳ Lorantkus, cây Pongamiã glabra (Khanna và ctv., 1966), cây giây mấu (Pongamia pinnata) vằ Alseodaphne semicarpifolia (CABPEST, 1988).
Tại ĐBSCL, theo Trương Thị Ngọc Chi (1995) tấ t cả các íồi cam sành, cam mật, chanh tàu, chanh giấy, bưởi, quít tiều, quít xiêm, tắc (hạnh) và sảnh đều bị sâu vẽ bùa tấn còng. Loại cây bị