Nhóm Sâu ăn lá

Một phần của tài liệu Dịch hại trên cam, quít, chanh, bưởi (rutaceae) ipm (Trang 109)

Trên cam, quít, chanh, bưởi, các loại sâu ăn lá bao gồm chủ yếu ấu trùng của 3 loại bướm phượng: Papilio demoleus, Papilio

polytes và Papilio memnon thuộc họ Papilionidae, bộ

Lepidoptera. Cả 3 loại này cũng đều có hình dạng ấu trùng khá giơng nhau, chỉ có giai đoạn thành trùng tương đôi khác biệt rõ nét. Các loại này có sự phân bố rấ t rộng, không những tại các nước thuộc vùng Đông Nam châu Á mà cả nhiều nước khác trên thê' giới. Ngồi cam, qt là ký chủ chính, hai lồi p. demoleus và

p. polytes còn được ghi nhận khá phổ biến trên cây Murraya

x .l. Đặc đ iểm h ìn h th á i

x.1.1. Bướm p h ư ợ n g P apilio dem oleus L in n ae u s

Khi mới được đẻ ra, trứng có màu vàng nhạt, trịn, đường kính khoảng 1 mm, sau đó trứng trở nên sậm đen khi ấu trùng được hình thành trong trứng. Vừa mới nở ấu trùng dài khoảng 2.5 mm, có nhiều lơng, cơ thể màu đen hoặc nâu sậm, phần lưng với những đô'm trắng sần sùi, nhiều gai nhỏ, những gai nhỏ này biến m ất trong quá trình phát triển của ấu trùng, ngoại trừ đôi gai trước và đôi gai sau.

Trong quá trình phát triển của ấu trùng, những mảng màu cam và các đốm nhỏ màu xanh ở bên hông cơ thể được hình thành với dầu và chân ngực màu cam. Hình dạng của âu trùng tuổi cuối rất khác với hình dạng của ấu trùng ơ các tuổi trước đó với chiều dài khoảng 33 - 35 mm. Phần lưng trở nêmiáng (không sần sùi) với những lông nhỏ màu xanh lá cây, phần bụng ấu trùng có màu xám trắng. Hai vùng này được ngăn cách nhau bồi một đường màu trắng sữa, sáng. Thành trùng có chiều dài thân 2.5 - 3,0 cm, chiều dài sải cánh 9,5 - 10,5 cm, m ặt trên cánh có màu đen với những đốm màu vàng, phủ nhiều vẩy nhỏ như phấn (H. 11.40).

x.1.2. Bướm p h ư ặ n g P apilio p o lytes L in n aeu s

Hình dạng trứng và ấu trùng tương tự như trứng và â'u trùng

của p. demoleus nhưng kích thước tương đối lớn hơn. Thành

trùng đực có chiều dài thân 2,3 cm, chiều dài sải cánh 8,7 - 10 cm, m ặt trên của cánh có màu đen với những đốm hình bầu dục vàng hay trắng xếp nghiêng ỏ phần giữa của cánh sau. Thành trùng cái thuộc dạng đa hình thái. Dạng phổ biến tại ĐBSCL là loại bướm có cánh trước màu đen, rìa cánh sau có những đốm nhỏ màu đỏ, phần rìa cánh sau (phía trong) có 2 đốm đỏ lớn, trong có một chấm đen. Phần giữa cánh sau có các đốm trắng, 4

đôm lứn và một đốm nho (H. 11.38). Trên một số cá thể, những

đơrn trắng này có thể nhỏ hơn, hoặc hồn tồn biến mất, hoặc có màu đỏ.

x .1 .3 . Bướm phượng P a p ilỉo memnon Linnaeus

Thành trùng có kích thước khá lớn so với hai loại bướm nói trên, chiều dài thân khoảng 3,5 - 3,7 cm, chiều dài sải cánh 12,5 - 13 cm. Thành trùng đực có màu đen, cánh sau có màu đen lẫn xanh dương. Thành trùng cái có cánh trước màu xám nâu đen, phần trên của gơc cánh (gắn vào phần ngực) có 4 đốm đỏ (2 to và 2 nhỏ) rấ t đặc trưng. Cánh sau có màu đen ở gốc cánh, trên nửa phần cánh cịn lại có màu trắng chia thành 6 ô. Phần cuốỉ của mỗi ô là 6 đốm đen trên phần nền đỏ cam rất đẹp (H. 11.39).

X.2. Đ ặc điểm sinh học

Thành trùng các loại bướm phượng hoạt động (vũ hóa, bắt cặp và đẻ trứng) chủ yếu vào buổi sáng. Trứng thường được đẻ rải rác 1 - 3 trứng trên mặt các lá non. Thời gian ủ trứng kéo dài từ 5 - 9 ngày, theo Radke và Kandalkar (1988), con cái p. demoleus chỉ đẻ khoảng 15 - 22 trứng. Sau khi nở, ấu trùng TI thường ăn hết vỏ trứng và sau đó bắt đầu ăn phá trên lá, sâu tuổi nhỏ chỉ gặm khuyết bìa lá, tuổi lớn, sâu ăn cả lá, chồi, thân non. Từ tuổi T4 trở lên, sâu thường ẩn nấp sâu vào các cành, lá, khi ăn mới di chuyển ra ngoài. Màu sắc của sâu rấ t giông màu lá, cành, dễ ngụy trang nên không dễ phát hiện mặc dù kích thước sâu khá lớn (H. 11.43 và 11.44).

Thành trùng sống khoảng 5 - 6 ngày đối vđi p. demoleus và khoảng 13 ngày đối với p. polytes. Giai đoạn ấu trùng kéo dài

khoảng 15 - 26 ngày. Khi hóa nhộng, sâu treo mình vào cành bằng một sợi tơ ở phía đi nhộng. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 8 - 1 9 ngày.

Trong điều kiện, tự nhiên của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, sâu gây hại chủ yếu trên các vườn cam quít có tuổi nhỏ.

Nếu mật sơ cao, sâu có thể ăn rụi các chồi lá non làm cây cịi cọc, khơng phát triển đứợc.

Trong 3 loại bướm phượng nêu trên thì phổ biến nhất tại ĐBSCL là p. demoleus, kế đến là p. polytes. Riêng p. memnon

chỉ xuất hiện rải rác, m ật sô' thấp, tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên cả 3 loại có thể cùng hiện diện trong một vườn hoặc trên cùng một cây.

X.3. Thiên địch

Thành phần thiên địch sâu bướm phượng rấ t phong phú và là yếu tô' quan trọng trong việc không chế sự gia tăng m ật sô' của sâu bướm phượng. Krishnamoorthy và Singh (1986) ghi nhận tại Ân Độ, ong m ắt đỏ Trichogramma chilonis có thể ký sinh đến

75,9% trứng sâu bướm phượng trong điều kiện tự nhiên. Farid (1987) cũng ghi nhận 30 - 86% nhộng p. demoleus bị tấn công bỏi ong ký sinh Pteromalus puparum. Ngoài ra ấu trùng sâu

bướm phượng cịn có thể bị tuyến trùng (Steinernema sp.) ký sinh, theo Singh (1993), loại tuyến trùng này có thể gây chết 90 - 100% sâu bưổm phượng trong điều kiện phịng thí nghiệm.

Nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã ghi nhận, kiến vàng Oecophylla smaragdina có khả năng rấ t cao trong việc hạn chê' sự bộc phát của các loại sâu bướm phượng. Điều này cũng có thể giải thích tại sao tại ĐBSCL, trên các vườn có tập qn ni kiến vàng, mật sô' của sâu bướm phượng thường rấ t thấp và gây hại không đáng kể.

X.4. B iện pháp phòng trị

Trong điều kiện tự nhiên, do m ật sô' thiên địch của sâu bướm phượng rấ t phong phú và lực lượng này có khả năng khơng chê sâu bướm phượng rất hữu hiệu vì vậy khơng cần thiết sử dụng thuốc hóa học để phịng trị các loại này. Để bảo vệ các thành phần thiên địch nên hạn chê' sử dụng các loại thuốc phổ rộng Trong các vườn cây nhỏ, có thể áp dụng các biện pháp như

diệt trứng, ấu trùng và nhộng bằng biện pháp bằng tay và biện pháp tốt nhất là nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina.

XI. SÂU NHIÊU ĐỌT ADOXOPHYES PMVATANA (WALKER)

Họ: Tortrỉcỉdae - Bộ: Lepỉdoptera XI.1. Phân bố

Phổ biến tại châu Á, đã được ghi nhận tại Ân Độ, Mẵlaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam.

XI.2. Ký chủ

Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và trên cây ăn trái có múi (cam, qt, bưởi, chanh), đậu phơng.

XI.3. Một s ế đặc điểm hình thái và gây hạỉ

Có hiện tượng đa hình thái giữa thành trùng đực và cái. Thành trùng đực có màu sắc rực rỡ, cơ thể (thân, cánh) có màu vàng, trên cánh trước có những băng cong màu nâu. Khi đậu, hai cánh trên xếp lại, tạo thành một đốm đen ngay phía dưới đầu và ngực (H. 11.48). Con cái có màu tơi hơn con đực, các băng cong trên cánh trước cũng có màu lợt hơn. Thành trùng có kích thước nhỏ, con cái hơi lớn hơn con đực, chiều dài sảĩ cánh: 16,5 nun (đực) và 18 mm (cái). Âu trùng khi phát triển dầy đủ dài khoảng 14 mm, đầu màu vàng, mặt lưng cơ thể có màu xanh đen, mặt bụng có màu xanh nhạt hơn. Sâu trưởng thành nhả tơ, kết lá và hóa nhộng ngay trên lá. Nhộng màu nâu nhạt, dài 10 - 11 mm.

Tại ĐBSCL, loài này cũng đã được ghi nhận trên chôm chôm, sầu riêng. Trên nhóm cây ăn trái có múi, Adoxophyes privatana gây hại bằng cách nhiếu lá đọt, ăn phá chồi non (H.

11.46.). Hiện diện suốt năm, mật sô' thường cao vào các đợt ra chồi non.

Tại Thái Lan, A. privatana được ghi nhận hiện diện trên

chôm chôm, sầụ riêng, bưởi, măng cụt, gây hại bằng cách cuốn lá non (Hiroshi Kuroko và Angoon Lewvanich, 1993).

XI. 4. Phòng trị

Khi tỷ lệ chồi bị nhiễm > 5%, sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông thường (gốc lân hay gốc cúc tổng hợp) để phòng trị.

XII. NHĨM CƠN TRÙNG ÍT P H ổ BIẾN XII.I. Dòi dục trái B actrocera dorsalis

Họ: Trypetidae - Bộ: Díptera

Tên khoa học khác: Dacus dorsalis Hendel, Dacus

ferrugineus (Fabricius), Strumeta dorsalis (Hendel), Chaetodacus

ferrugineus Fabricius, Dacus ferruginous var. dorsalis (Fabricius),

Dacus ferrugineus var. mangiferae, Dacus ferrugineus dorsalis,

Bactrocera ferrugineus, Chaetodacus dorsalis (Hendel), Chaeto-

dacus ferrugineus dorsalis (Hendel), Chaetodacus ferruginous

okinawanus Shiraki, Chaetodacus ferruginous var. versicolor,

Dacus ferrugineus okinawanus, Dacus ferrugineus var. versicolor,

Musca ferruginea Fabricius, Strumeta ferrugineus, Bactrocera

conformis Doleschall.

XII.1.1. Phân b ố

Phân bô' tại nhiều vùng khác nhau trên th ế giới và chủ yếu tại vùng châu Á như Bangladesh, Bhutan, Brunei Darussalam, Cambodia, Trung Quốc, Ân Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Philippines.

XII. 1,2. Một s ố đ ặ c điểm về hình th á i

Trứng có hình h ạt gạo, kích thước 1 X 0,2 mm. Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển màu vàng nhạt. Dòi mới nd dài khoảng 1,5 mm, khi phát triển đầy đủ dài 6 - 8 mm (tùy điều kiện thức ăn), màu vàng nhạt, miệng có móc (H. 11.43). Móc miệng có độ hóa cứng trung bình. Thành trùng có cơ thể dài 7 - 9 mm, sải cánh rộng 1,3 mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm đỏ màu đen (H. 11.43).

Ngực màu nâu đỏ hoặc màu náu tối, hai bên ngực có hai chấm màu vàng ở gốc trước, kế đến là 2 vệt vàng ỏ cuối ngực, phần tiếp giáp với ngực có 2 vệt to màu vàng. Giữa 2 sọc vàng có một sọc màu đen, đồng thời có một sọc dọc chạy từ sọc vàng CUỐI cùng đến c'i bụng giơng hình chữ T. Cánh trong suốt ngoại trừ vùng costal. Có thể phân biệt ruồi đực và ruồi cái nhờ bộ phận đẻ trứng kéo dài và nhọn ở ruồi cái. Nhộng dài 5 - 7 mm, có hình trứng dài, lúc đầu màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa có màu nâu đỏ.

XII.1.3. M ột s ố đ ặc đ iểm sinh học, sinh th á i và tầ m gâ y h ạ i kinh t ế

Gây hại chủ yếu trên quít tiều và quít đường vào giai đoạn trái sắp chín và chín. Tuy nhiên so với mận, ổi thì cam qt khơng phải là ký chủ ưa thích của dòi đục trái. Do chất citric acid trong trái và chất dầu ở vỏ trái có thể ảnh hưởng đến sự sống sót của một số trứng và ấu trùng. Trên trái sắp hoặc chín ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng da trái. Chỗ vết đẻ thường bị thâm, có dịch nước ứa ra. Tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong làm trái bị hư và thối. Thời gian ủ trứng khoảng 1 - 2 ngày trong điều kiện vùng ĐBSCL, giai đoạn ấu trùng kéo dài 6 - 35 ngày tùy điều kiện khí hậu. Khi phát triển đầy đủ, dịi búng mình rơi xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian nhộng khoảng 7 - 12 ngày hoặc dài hơn nếu gặp lạnh.Thành trùng hiện diện suốt nãm, thời gian sống của thành trùng 1 - 3 tháng. Thành trùng có thể bay rấ t xa. Dòi làm nhộng sâu trong đất khoảng 3 - 7 cm. Trái bị ruồi đục thường bị bội nhiễm bởi các tác nhân gây hại khác như ruồi

Drosophila và các loại vi sinh vật gây bệnh nên trái bị thối và

rụng rất nhanh. Chưa thấy gây hại đáng kể.

XII. 1.4. Phòng Trị

Kỹ th u ậ t canh tá c và vệ sinh vườn

- Vào giai đoạn trái sắp chín có thể dùng biện pháp bao trái - Thu gom những trái đã bị nhiễm ra khỏi vườn, ngâm vào trong nước hoặc chôn th ật sâu dưới đất để diệt nhộng trong đất.

- Nếu có điều kiện, sau khi thu hoạch, xén tỉa cành và cày lật đất để diệt nhộng sông trong đất.

XII. 1.5. B iện p h á p h óa học

Sử dụng thuốc hóa học phơi hợp với chất hấp dẫn: phôi hợp thuốc trừ sâu (gốc lân hoặc cúc tổíig hợp) với bẫy có mồi là protein thủy phân. Cả thành trùng đực và cái đều bị hấp dẫn bởi những nguồn protein có tiết ammonia. Phun hỗn hợp này trên một sô' cây giới hạn và chỉ một số điểm trên cầy (không cần phun h ết cả cây) trong vườn (không phun tràn lan cả vườn), thành trùng sẽ bị hấp dẫn đến những điểm đã có phun thuốc. Chất protein hấp dẫn thường là protein thủy phân, tuy nhiên cần chú ý là nhiều chất cung cấp protein thủy phân là acid thủy phân vi vậy rấ t độc cho cây trồng. Tại Malaysia, dạng protein thủy phân tỏ ra có hiệu quả rất cao là sản phẩm có nguồn gốc từ chất thải rượu bia. c ầ n nghiên cứu chế tạo ở dạng sản phẩm để nơng dân có thể sử dụng.

XII. 1.6. Loại tr ừ con đực

Con đực của phần lớn nhóm Bactrocera bị hấp dẫn bởi chất hấp dẫn 4 - (- acetoxy - phenyl) - 2 - butanone hoặc chất methyl eugenol 4 - allyl - 1,2 - dimethoxybenzene đặc biệt thành trùng đực B. dorsalis bị hấp dẫn rấ t mạnh bỏi Methyl eugenol. Có thể sử dụng chất trích từ cây é tía hoặc hương nhu để bẫy thành trùng đực. Hiện giờ trên thị trường đã có bán 2 loại Vizubon - D và Ruvacon, hai loại này đều tỏ ra có hiệu quả cao trong việc hấp dẫn thành trùng đực.

Ghi chú: Do đây là đôl tượng kiểm dịch thực vật của nhiều

nước trên th ế giới nên trong xuất khẩu, vấn đề xử lý sau thu hoạch (để diệt trứng, ấu trùng tuổi nhỏ còn hiện diện trong trái) là một việc làm cần thiết. Hiện giờ đã có rất nhiều biện pháp tỏ ra rấ t có hiệu quả để xử lý ruồi đục trái sau thu hoạch như xông hơi kết hợp với xử lý lạnh, xông hơi kết hợp xử lý nóng, xử lý nóng kết hợp lạnh, xử lý nóng với những trái được chọn lựa.

XII.2. Muỗỉ nụ bơng cam qt Cecidom ya sp.

Họ: Cecidomyidae - Bộ: Diptera

Thành trùng muỗi nụ bông rấ t nhỏ, mỏnh mảnh, dài khoảng 2 mm (H. 11.44). Âu trùng có màu trắng sữa, dài khoảng 2 - 3 mm, không chân. Theo Dan Smith, GAC Beattie và Roger Broadley (1997), con cái có thể đẻ khoảng 50 trong nụ bông, trứng nở trong khoảng 1 - 2 ngày. Au trùng tấn công bên trong bông đang phát triển, chu kỳ sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần. Khi bị gây hại, nụ bơng phát triển khơng bình thường, phình to, biến dạng và bị rụng sau đó. Trong nụ bơng bị hại, có thể phát hiện rấ t nhiều ấu trùng hiện diện. Tại ĐBSCL, loài này hiệri diện rải rác trên cam mật và chanh nhưng m ật sô' thường thấp, không gây hại đáng kể.

XII.3. Rầy phấn trắng

Họ: Aleyrodiđae - Bộ: Homoptera

Hình 11.20: Rầy phẩn trắng

Trong thời gian vừa qua, rầy phân trắng xuất hiện rất phổ biến trên chành, quít và cam, đặc biệt là trên chanh. Đây là một đối tượng mà trước đó chưa hề được ghi nhận bộc phát và gây hại trên citrus (cam, qt, chanh, bưởi) vùng Đồng bằng sơng Cửu

Long. Thành trùng có màu trắng, dài khoảng 2,5 mm, hai cập cánh cũng có màu trắng phủ bột phấn trắng mịn. Thành trùng nhìn rẩ t giơng ngài bướm nhưng loại này lại thuốc nhóm rầy chích hút.

Con cái dẻ khoảng 100, trứng ở m ặt dưới lá, ấu trùng T I có

chân, di chuyển được, các tuổi ấu trùng (còn lại) và nhộng bất động, có một lớp sáp bao phủ bên ngồi cơ thể trơng rấ t giống rệp dính hay rệp sáp. Au trùng, nhộng và thành trùng thườiig bám ở m ặt dưới lá. Thành trùng thường bay ra thành từng đàn khi lá bị khua động. Gây hại nặng trong mùa nắng. Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút dich của lá cây, tiết m ật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển đen trển lá và cành non. Khi nhiễm nặng, nấm bồ hóng phát triển cả trên trái. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài khoảng 3 - 4 tuần.

Trong điều kiện tự nhiên, rầy phấn trắng bị rất nhiều thiên địch tấn công, nhiều loại bọ rùa và ong ký sinh rầy phấn trắng đã được ghi nhận, bên cạnh đó nấm Aschersonia (Hình III.49.) cũng giữ vai trị rấ t quan trọng trong việc không chế rầy phấn trắng. Việc sử dụng thuốc hợp lý nhằm bảo vệ thiên địch của rầy phấn trắng là yếu tô' rấ t quan trọng trong công tác quản lý rầy phấn trắng trên cam quít. Khi sự thiệt hại trở nên đáng kể, có

Một phần của tài liệu Dịch hại trên cam, quít, chanh, bưởi (rutaceae) ipm (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)