Các yếu tố cấu thành nên E-marketing

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng e marketing tại công ty cổ phần tinh vân (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ E-MARKETING

1.3. Các yếu tố cấu thành nên E-marketing

Cấu thành nên E-marketing bao gồm hai yếu tố: chiến lược marketing hoàn hảo và phù hợp và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

1.3.1. Chiến lược E-marketing

Về cơ bản, để tạo lập một chiến lược E-marketing hoàn hảo, các bước cũng tương tự như khi doanh nghiệp lập kế hoạch Marketing truyền thống. Nghĩa là doanh nghiệp cần thiết phải phân tích tất cả các yếu tố trong Marketing: nhu cầu, mong muốn, cầu thực sự của khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định hướng thị trường mục tiêu và phân khúc thị trường để từ đó có được chiến lược Marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm tới. Phần lớn khách hàng biết tới sản phẩm qua Internet, điện thoại đều là khách hàng trẻ, tầng lớp trí thức, học sinh sinh viên, dân văn phịng…. Để có một chiến lược E-marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần giải quyết những vấn đề sau:

Kết nối được tới khách hàng: doanh nghiệp cần tìm hiểu cách thức để tạo dựng

được giá trị với lại thị trường mục tiêu đã lựa chọn và phát triển một mối quan hệ lâu dài, sự gắn kết mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho cả đơi bên với khách hàng của mình. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần hiểu khách hàng mục tiêu là đối tượng nào, mục đích mua sản phẩm, kỳ vọng vào sản phẩm và mức giá mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm. Để làm được điều này, việc phân khúc thị trường là vơ cùng quan trọng. Mỗi thị trường mục tiêu địi hỏi một chiến lược E-marketing phù hợp.

Xây dựng một thương hiệu mạnh: doanh nghiệp cần nắm rõ thương hiệu của

mình và thương hiệu của đối thủ mạnh nhất cùng ngành. Ví dụ Coca cola cần nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu Pepsi dưới danh nghĩa Coca cola là một khách hàng trung thành của Pepsi. Từ đó có thể gây dựng nên được chiến lược để khẳng định thương hiệu riêng của chính mình. Trong từng hồn cảnh, doanh nghiệp nên chọn hướng đi đúng đắn cho mình. Và đặc biệt, với E-marketing, tạo sự khác biệt chính là yếu tố sống cịn cho việc duy trì thương hiệu. Bởi bùng nổ thơng tin nghĩa là khách hàng sẽ luôn nhận được thông tin đa chiều, và làm sao cho thông

tin về doanh nghiệp của mình sống sót trong bộ nhớ của khách hàng, đó chính là vấn đề của người làm Marketing.

Hình thành việc cung cấp sản phẩm cho thị trường: chung quy lại, tâm điểm

của bất kỳ chiến dịch Marketing nào, khơng chỉ riêng E-marketing thì cũng đều là sản phẩm. Hình dáng, mẫu mã, bao bì, kích thước, chức năng của sản phẩm, đó chính là điều người tiêu dùng quan tâm nhất. Thất bại nhất của người làm Marketing chính là quảng bá quá tốt cho một sản phẩm q tệ. Điều đó sẽ dẫn tới việc khơng giữ chân được khách hàng, làm mất uy tín của chính mình và tạo cơ hội cho đối thủ.

1.3.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Khi đã xây dựng được một chiến lược E-marketing hoàn hảo, tiếp đến các nhà làm Marketing cần quan tâm cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Về vĩ mô, doanh nghiệp cần xem xét xem thời điểm áp dụng E-marketing, tốc độ đường truyền mạng phải ổn định. Thêm vào đó, với những sản phẩm có cung cấp các phương thức thanh tốn trực tuyến, về phía ngân hàng, các khâu thanh toán cần được chạy trơn tru, hoặc đối với các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu qua fanpage của facebook thì cần quan tâm xem liệu lượng like nhiều quá trong ngày, máy chủ có đủ mạnh để đáp ứng hay khơng,… vân vân. Bên cạnh đó, về phía bản thân mình, doanh nghiệp phải quan tâm xem website của doanh nghiệp thiết kế thế cần đảm bảo đủ độ bắt mắt và chuyên nghiệp. Khi người dùng truy cập website, các đường liên kết trong trang web cần được duy trì ổn định, cách thức tổ chức và sắp xếp website cần đảm bảo người tiêu dùng dễ sử dụng và có yếu tố thu hút người tiêu dùng trở lại với trang web của doanh nghiệp vào những lần sau. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là thành phần vô cùng quan trọng trong việc xác định tỷ lệ thành công của một chiến lược E-marketing.

Như vậy, Chương 1 đã giải quyết được cơ bản những lý thuyết về E-marketing, làm rõ được các khái niệm E-marketing, môi trường E-marketing và cách thức để có thể có được một chiến lược E-marketing phù hợp với doanh nghiệp xét về mặt lý thuyết. Đồng thời, trong Chương 1, tác giả cũng đã làm rõ một số thuật ngữ chuyên dụng trong E-marketing, giúp cho người đọc có thể tiếp cận gần hơn với E-market- ing, và làm tiền đề để chuyên sâu phân tích về hoạt động E-marketing tại Công ty Cổ phần Tinh Vân. Trong Chương 2, tác giả sẽ đi sâu phân tích hoạt động E-marketing

tại Tinh Vân, chỉ ra những thành tựu đã đạt được và những tồn tại trong hoạt động đó. Tinh Vân là một trong những ví dụ điển hình về hoạt động E-marketing tại các doanh nghiệp Việt Nam, bởi vậy, tác giả mong muốn thơng qua tình hình thực tế của Tinh Vân sẽ có cái nhìn rộng hơn về tình hình E-marketing tại các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nội dung số cho điện thoại di động giống như Công ty Cổ phần Tinh Vân.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TINH VÂN

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng e marketing tại công ty cổ phần tinh vân (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)