67
Điều đáng nói là việc sử dụng “khung” văn bài này có tác động khơng nhỏ tới cách nghĩ, cách tư duy của người làm bài Kinh nghĩa. Bởi vì, sử dụng khung bát cổ, những người làm Kinh nghĩa cùng chịu tác động cơ bản như nhau của một lối tư duy hay sự tri nhận về kinh
văn Nho gia sao cho sản phẩm đầu ra là một tích hợp của loại suy và
các cấu trúc đối ngẫu chặt chẽ. Người làm bài sở dĩ tư duy theo
phương thức loại suy để đáp ứng yêu cầu của bài bát cổ là phải “thác
khẩu khí của cổ nhân” như lời bình luận về văn bát cổ trong Minh sử
đã nêu ở trên.44 Nói cách khác, như Elman chỉ ra, “khơng được thay
đổi các chú sớ, người ứng thí được qui ước phải diễn giải đoạn kinh
văn như là nó được nói ra bằng lời của thánh nhân soạn kinh văn đó.”45
Với đề mục “Sái Bá tới”, việc ám tả chính xác đoạn kinh văn mà đề mục được rút ra, tức câu “Mùa đông, tháng 12, Sái Bá tới”, để chứng tỏ người làm bài đã định vị được vị trí của câu kinh văn trong tổng thể kinh sách. Lời cẩn án, “Ở đây bàn lần đầu việc tư giao giữa các vương thần”, với mục đích nêu đại ý của đề mục, thực chất là đại ý đã được hợp thức hóa và được nêu ngay tại lời tiểu chú đầu tiên cho
câu kinh văn này trong Xuân Thu tập truyện đại toàn.46 Chúng ta sẽ
gọi của các thành tố trong bài bát cổ, họ cũng thể hiện những quan điểm phong phú về sự mơ hình hóa cấu trúc bài bát cổ. Các điểm nhìn khác nhau đối với hiện tượng “bát cổ” cũng đóng góp cho học giới những hiểu biết đậm nhạt ở phương diện này hoặc phương diện khác về bát cổ văn. Hơn nữa, bản thân đối tượng văn bát cổ sẵn mang tính đa dạng, do nó trong lịch sử ngồi mơ hình điển hình cịn có các biến thái. Bát cổ cũng có các “tác pháp” (phép làm bài) đa dạng khác nhau, và tiêu chí dùng cho việc bình điểm đánh giá bát cổ kinh nghĩa trong khoa cử cũng là vấn đề phức tạp. (Xin xem các tài liệu đã dẫn ở chú thích 27.)