Trong những trường hợp câu kinh văn là lời của các thánh nhân như Khổng Tử, Mạnh Tử thì người làm bài cần dùng các từ như “Thánh”, “Thánh nhân” để thay

Một phần của tài liệu Khoa cử và tri nhận kinh điển nho gia the civil service examination system and learners’ cognition of the confucian canon (Trang 31 - 33)

Mạnh Tử thì người làm bài cần dùng các từ như “Thánh”, “Thánh nhân”… để thay thế. Xem: Wang Kaifu, Sđd, 5–6.

69

văn “Sái Bá tới”, mọi người học đều lập tức nhận thức cái “nghĩa” của

Kinh Xuân Thu ở đây chê (biếm) mà không phải khen (bao). Song, câu

phá đề chọn dùng chữ “cẩn”, nhằm tạo đà tốt hơn cho sự mở rộng lập luận ở những phần sau. Nếu “cẩn” là chỉ sắc thái “nghĩa” của kinh thì “nghĩa” của câu kinh văn thật sự được phát lộ trong các chữ “để chính gốc vậy”. Cái “nghĩa” này sẽ được đối ứng xuyên suốt bài bát cổ và được nhắc lại để thu kết toàn thiên.

Thừa đề là thừa tiếp phần phá đề, xiển phát rõ ý của đề mục hơn phá đề. Trong những câu thừa đề ở đây, ta thấy có hai bước tiến về lập luận: Thứ nhất, người viết bài văn đã xác lập mối liên hệ giữa hành vi “tư giao” và vấn đề “nghĩa trái” (phi nghĩa), đồng thời giải thích rõ

“nghĩa trái” là do “tâm trái” (phi tâm). Thứ hai, lời cảm thán “Sái Bá

kia sao ngu muội ở một chuyện ‘tới’ đó!” đã xác định rõ sắc thái chê (biếm) của “nghĩa” kinh văn.

Theo kết cấu của bát cổ, khởi giảng là phần cuối cùng trong ba phần mở đầu trước khi văn mạch chuyển vào đoạn phải diễn tả thực sự “khẩu khí” của thánh nhân. “Nội dung chủ yếu của khởi giảng”, Gong Duqing nhận xét trong một dẫn nhập về văn bát cổ, “cần mở rộng, giảng rõ nghĩa của đề mục, hoặc nói rõ bối cảnh của nội dung đề

mục…. Chủ đề của bài văn chính là được xác định trong phần khởi giảng.”48 Ở đây, người soạn bài văn đã cấu tứ hai ý đối lập, mà bên dưới sẽ được phát triển thành hai “nhị cổ” khác nhau: Một ý nói về chức phận cần phải làm trọn của người “thân làm vương thần”, lập luận rằng “thân làm vương thần, chỉ cần ‘lặng lẽ giữ trọn chức phận của mình’, để trên báo đáp thiên uy, dưới lôi cuốn muôn quan” – ý này sẽ được hô ứng ở Khởi nhị cổ; ý đối lại nói về hành vi tiếm vượt chức phận vương thần, lập luận rằng “lại xấc xược trái mệnh, vượt cõi kết giao” – ý này được hơ ứng ở Trung nhị cổ.

Nhìn theo diễn trình phát triển nghĩa từ phá đề đến khởi giảng,

nếu phá đề nói việc “tư giao”, thừa đề giải thích tư giao là “nghĩa trái” và phát triển nghĩa “nghĩa trái” liên hệ với “tâm trái”, thì đến khởi

giảng, cái nghĩa về “tâm” được diễn dịch rõ ràng, tức để chỉ cái tâm

48 Gong Duqing, Sđd, 11.

70

“biết có vua” (tri hữu vương). Cái gọi là tâm “biết có vua” được diễn dịch ở đây là phát triển so với những điều được nói ở phá đề và thừa

đề nhưng vẫn nằm sát sao trong phạm vi nghĩa lí của chú sớ, bởi vì nó

thực chất là sự “dùng lại” cái ý mà Hồ truyện viết là “Cái điều đó (tức

việc “bề tơi [về] nghĩa thì khơng được tư giao”) là để ngăn chặn nguồn cơ của việc kết bè đảng, làm nên sự răn giới rõ ràng cho những kẻ đời sau thờ vua mà sinh hai lòng.” Đồng thời, ý này của Hồ truyện sẽ được “chế” thành Thúc nhị cổ bên dưới; hay ý về tâm “biết có vua”

làm thành một vế và là vế chính trong Thúc nhị cổ.

Sau khởi giảng, bài Kinh nghĩa này có phần Nhập đề hay cũng gọi là Lĩnh đề.49 Nhập đề khác với ba phần trên là nó sẽ trực tiếp đề cập đến “chính đề”. Chức năng của nhập đề cũng có thể được quan niệm là khúc chuyển chiết giữa phần mở đầu của bài bát cổ (tức phá đề, thừa đề, khởi giảng) với tám vế nội dung chính (hay “bát cổ”) của bài văn.50 Lời Nhập đề của bài “Sái Bá tới” phản ánh cả hai đặc điểm

nói trên.

Trong nhập đề ở đây, ta thấy tác giả bài bát cổ đến đây không

chỉ đề cập trực tiếp vấn đề “Sái Bá tới” mà cịn trình bày rõ ràng nội

dung phải thảo luận của đề văn. Chính đề được diễn đạt lại bằng “việc Sái Bá tới chầu” (Sái Bá chi lai triều). Sử dụng chủ từ “Thánh nhân” và các động từ “tước bỏ” (tước), “ghi thẳng” (trực thư), những từ ngữ đặc trưng của Kinh Xuân Thu, là nhằm chuẩn bị mạch văn chuyển vào đoạn thực sự thể hiện vai trị “thác khẩu khí của thánh nhân”.

Đồng thời, lập luận phải biện biệt giữa sự ghi bằng “triều” (vào chầu) hay “lai” (tới) cũng tiếp tục thực hiện được yêu cầu bám sát truyện chú. Điểm đáng lưu ý là, sự bám sát truyện chú ở đây là bám sát về khuynh hướng logic lập luận, mà không đơn thuần là vấn đề

nhắc lại nguyên văn hoặc diễn đạt lại ý của truyện chú. Bởi vì, Hồ truyện đã khẳng định phân minh: “[Sái Bá] đến nước Lỗ thì ghi thẳng

là ‘đến’, không tán dương chép là ông ấy ‘tới chầu’” (xem lời cẩn án).

Một phần của tài liệu Khoa cử và tri nhận kinh điển nho gia the civil service examination system and learners’ cognition of the confucian canon (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)